QUỐC KỲ VIỆT NAM


I. QUỐC KỲ VIỆT NAM

A. SỰ XUẤT HIỆN CỦA Ý NIỆM QUỐC KỲ TRONG LỊCH SỬ NHƠN LOẠI

Việc dùng một mảnh hàng hay vải có màu sắc và hình thức nhứt định để biểu tượng cho một nhơn vật, một gia tộc lãnh đạo hay một cộng đồng chánh trị đã có từ ngàn xưa. Trong các cuộc giao tranh dữ dội trên các bãi chiến trường cổ kim, binh sĩ hai bên đối đầu nhau đều lấy cờ của bên mình làm điểm hội tập và đều tận lực tranh đấu, thường khi phải hy sinh cả tánh mạng để bảo vệ nó. Trong lịch sử quân sự của mọi cộng đồng chánh trị, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của quân lực địch đều được xem là một chiến công rạng rỡ.

Tuy nhiên, trước cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, phần lớn các nước trên thế giới đều theo chế độ quân chủ, hoặc là quân chủ chuyên chế trong đó chỉ có một nhà vua nắm trọn quyền lãnh đạo và được xem là sở hữu chủ duy nhứt của quốc gia, hoặc là quân chủ phong kiến trong đó bên dưới nhà vua còn có những nhà quí tộc làm chủ các lãnh địa, và có khi có những thị xã tự trị trong đó quyền điều khiển thuộc một nhóm người hào phú địa phương. Một số cộng đồng chánh trị nhỏ thời đó đã theo chế độ cộng hòa hay dân quốc. Với chế độ này, quyền lãnh đạo cộng đồng thuộc về một vài thế gia cự tộc. Các cộng đồng chánh trị kể trên đây đều độc lập hoàn toàn hay phải tùy thuộc một cộng đồng chánh trị lớn hơn đều có lá cờ làm biểu hiệu cho mình. Nhưng vì cộng đồng được xem là vật sở hữu của một gia tộc hay một thiểu số gia tộc lãnh đạo nên lá cờ của cộng đồng cũng được xem như là lá cờ của gia tộc hay các gia tộc đó.

Ý niệm quốc kỳ biểu tượng cho toàn thể quốc dân chỉ mới xuất hiện với cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789. Với cuộc cách mạng này, quốc gia không còn được xem là vật sở hữu của một gia tộc, mà là vật sở hữu chung của toàn thể mọi ngưoi sống trong cộng đồng. Hệ luận của quan niệm mới này là lá cờ một nước không còn là biểu tượng của gia tộc lãnh đạo, mà là biểu tượng của toàn thể quốc dân. Người Pháp đã dùng từ ngữ drapeau national để chỉ loại cờ này. Quan niệm của người Pháp lần lần được người các nước khác chấp nhận và người thuộc các dân tộc nói tiếng Anh đã dùng từ ngữ national flag khi nói đến lá cờ của mình. Drapeau national của Pháp và national flag theo tiếng Anh đã được người Việt Nam chúng ta dịch là quốc kỳ.

Về mặt thực hiện cụ thể thì lá quốc kỳ đầu tiên trên thế giới là cờ tam sắc của Pháp gồm ba màu xanh, trắng, đỏ, xếp ngang nhau theo thứ tự kể trên đây. Sự hình thành của lá cờ này là kết quả của một sự thương lượng giữa hoàng gia Pháp và nhơn dân thị xã Paris. Lá cờ tiêu biểu cho hoàng gia Pháp từ nhiều đời vốn nền trắng trên có thêu một hoa huệ màu vàng. Thời quân chủ Pháp, Paris là một thị xã được hưởng quyền tự trị và có lá cờ riêng gồm hai màu xanh và đỏ xếp ngang nhau. Khi người dân Paris nổi lên làm cách mạng đòi hỏi chánh quyền cải tổ chế độ, họ vẫn còn chấp nhận nền quân chủ. Nhà vua Pháp lúc đó là Louis XVI một mặt vì nhu nhược, một mặt vì thiếu phương tiện nên không dùng võ lực đối phó một cách quyết liệt với phong trào cách mạng và chịu chấp nhận các yêu sách của nhơn dân Paris. Do đó, hai bên đã đồng ý nhau lấy cờ của hoàng gia và cờ của thị xã Paris trộn lại làm huy hiệu cho nước Pháp. Nhà vua là quốc trưởng nắm quyền Hành Pháp nên màu trắng của cờ hoàng gia được đặt ở giữa, hai màu xanh đỏ của cờ thị xã Paris được ghép hai bên thành một huy hiệu tam sắc. Huy hiệu này lần lần được phổ biến khắp nơi trong nước, và đến năm 1793, Quốc Ước Hội Nghị đã chánh thức biểu quyết lấy cờ tam sắc làm quốc kỳ cho nước Pháp.

Phải nói rằng về mặt thẩm mỹ, cờ tam sắc này rất đẹp. Mặt khác, Cách Mạng Pháp thời đó lấy làm tiêu ngữ ba khẩu hiệu Liberté - Égalité - Fraternité là Tự Do - Bình Ðẳng - Bác Ái. Ba màu của quốc kỳ Pháp được xem là tiêu biểu cho ba tiêu ngữ trên đây: màu xanh tiêu biểu cho Tự Do, màu trắng tiêu biểu cho Bình Ðẳng và màu đỏ tiêu biểu cho Bác Ái. Cờ tam sắc của Pháp đã đẹp mà còn được giải thích một cách đầy đủ ý nghĩa tượng trưng rất phù hợp với lý tưởng chung của nhơn loại nên quốc dân Pháp đã nhiệt liệt hoan nghinh nó và chấp nhận nó làm biểu tượng cho mình. Về sau, nhiều nước Tây Phương khác chịu ảnh hưởng của Cách Mạng Pháp đã chọn ba màu xanh, trắng, đỏ, làm quốc kỳ với những giải thích hơi khác nhau, nhưng vẫn dùng ba màu này làm tiêu biểu cho các lý tưởng tự do, bình đẳng và bác ái là nền tảng chung của các xã hội dân chủ tự do.


B. CÁC LÁ CỜ ÐÃ XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ QUỐC KỲ

1. Quốc kỳ xuất hiện đầu tiên: cờ long tinh của Hoàng Ðế Bảo Ðại

Ở Việt Nam trước đây cũng như ở các nước quân chủ cổ thời khác, các lá cờ được dùng để biểu tượng cho một nhà lãnh đạo. Hiệu kỳ của một vị tướng cầm đầu một đạo quân thường có màu phù hợp với mạng của vị tướng đó: người mạng kim thì cờ màu trắng, người mạng mộc thì cở màu xanh, người mạng thủy thì cờ màu đen, người mạng hỏa thì cờ màu đỏ, người mạng thổ thì cờ màu vàng. Màu cờ của các triều đại thì được các nhà sáng lập chọn lựa theo sự tính toán dựa vào thuyết của học phái Âm Dương Gia nghiên cứu về sự thạnh suy của ngũ hành lưu chuyển trong vũ trụ sao cho triều đại mình hợp với một hành đang hưng vượng. Ngoài cờ chung của triều đại, mỗi nhà vua đều có thể có lá cờ riêng của mình. Nhưng các lá cờ này chỉ để biểu tượng cho hoàng gia. Về ý niệm quốc kỳ biểu tượng cho cả dân tộc Việt Nam, nó chỉ xuất hiện ở nước ta khi dân tộc ta bị lọt vào ách thực dân Pháp.

Tuy nhiên, trong gần suốt thời kỳ Pháp thuộc, dân Việt Nam vẫn chưa có quốc kỳ. Lúc ấy, Nam Việt (được gọi là Nam Kỳ) là thuộc địa Pháp và phải dùng cờ tam sắc của Pháp, Bắc Việt và Trung Việt (được gọi là Bắc Kỳ và Trung Kỳ) trên lý thuyết là lãnh thổ của nhà Nguyễn. Các nhà vua Việt Nam thời đó đều có lá cờ biểu tượng cho mình như thời còn độc lập, nhưng cờ này chỉ được treo nơi nào có nhà vua ngự đến chớ không phải ở mọi nơi trong nước và dĩ nhiên không có tánh cách một quốc kỳ. Mãi đến thời Thế Chiến II, Hoàng Ðế Bảo Ðại mới ấn định quốc kỳ đầu tiên.

Nguyên lúc đó, người Pháp đã thua Ðức và rất suy kém. Họ không còn đủ quân lực để bảo vệ các thuộc địa xa xôi. Riêng ở Ðông Dương thì người Nhựt lợi dụng sự suy kém của Pháp đòi quyền đem binh vào chiếm đóng đất này để lấy nó làm bàn đạp phong tỏa phía nam Trung Quốc và tiến đánh Ðông Nam Á Châu với dụng ý chinh phục cả Á Châu. Chánh phủ Pháp không thể từ chối lời đòi hỏi của Nhựt và viên Toàn Quyền thời đó là Ðề Ðốc Decoux có nhiệm vụ phải chịu hợp tác với quân chiếm đóng Nhựt, đồng thời cố gắng đến tối đa để bảo vệ quyền lợi Pháp ở Ðông Dương. Ý thức rằng chánh sách thực dân Pháp trước Thế Chiến II làm bất mãn người Việt Nam mọi giới, Toàn Quyền Decoux đã áp dụng một chánh sách hai mặt: một mặt triệt để đàn áp các phần tử cách mạng chống Pháp, một mặt xoa dịu người Việt Nam nói chung. Trong khuôn khổ của mặt thứ nhì trong chánh sách này, ông đã có những biện pháp nâng cao uy tín của các nhà vua Ðông Dương.

Hoàng Ðế Bảo Ðại nhơn cơ hội này đã đưa ra một vài cải cách và ban chiếu ấn định quốc kỳ của nước Ðại Nam. Quốc kỳ này tên là cờ long tinh, nền vàng với một sọc đỏ nằm vắt ngang ở giữa, bề ngang của sọc đỏ này bằng 1/3 bề ngang của cả lá cờ. Cờ long tinh được dùng trên lãnh thổ Ðại Nam, nghĩa là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vì Nam Kỳ lúc đó vẫn là thuộc địa Pháp và vẫn phải dùng lá cờ tam sắc của Pháp.

2. Quốc kỳ thứ nhì: cờ quẻ Ly của chánh phủ Trần Trọng Kim

Chánh quyền thuộc địa Pháp ở Ðông Dương đã bị quân đội Nhựt lật đổ ngày 9 tháng 3 năm 1945. Hai ngày sau, Hoàng Ðế Bảo Ðại tuyên bố độc lập. Chánh phủ độc lập đầu tiên được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945 do nhà học giả Trần Trọng Kim cầm đầu. Quốc hiệu được đổi là Ðế Quốc Việt Nam và theo chương trình hưng quốc được chánh phủ Trần Trọng Kim ban bố ngày 8 tháng 5 năm 1945 thì quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền, bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

Cờ quẻ Ly trên nguyên tắc là cờ của cả nước Việt Nam gồm có ba kỳ. Nhưng trong thực tế, nhà cầm quyền quân sự Nhựt đã không trao trả Nam Kỳ ngay cho triều đình Huế. Việc trao trả này chỉ thực hiện ngày 14 tháng 8 năm 1945, nghĩa là 4 ngày sau khi chánh phủ Nhựt quyết định đầu hàng Ðồng Minh và 10 ngày trước khi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị. Do đó, đại diện của triều đình Huế chưa bao giờ được thật sự cầm quyền ở Nam Việt và cờ quẻ Ly đã không được dùng ở đó.

Trong thời gian từ ngày Nhựt đảo chánh Pháp cho đến khi Việt Minh củng cố được chánh quyền cộng sản ở Nam Việt thì cả lãnh thổ này không có quốc kỳ. Lá cờ là điểm hội tập các phần tử quốc gia Nam Việt quyết tâm tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam thời đó là cờ của Thanh Niên Tiền Phong, một tổ chức được thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1945, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, để giúp vào việc cứu trợ những nạn nhơn của các cuộc oanh tạc của Ðồng Minh và sau đó, tiếp tay vào việc giúp đỡ đồng bào miền Bắc bị nạn đói. Cờ của Thanh Niên Tiền Phong nền vàng, chính giữa có ngôi sao đỏ. Nó không hề được xem là quốc kỳ, nhưng vì nó là cờ huy động các thanh niên ái quốc Nam Việt cầm tầm vông vạt nhọn đứng lên tranh đấu với Quân Ðội Viễn Chinh Pháp đến xâm chiếm Nam Việt trở lại nên tôi thấy có nhiệm vụ phải nhắc đến nó trong bài khảo cứu này về các lá cờ đã được dùng ở Việt Nam.

3. Cờ đỏ sao vàng của tập đoàn Cộng Sản Việt Nam (CSVN)

Khi cướp chánh quyền ở Bắc Việt hồi tháng 8 năm 1945, tập đoàn CSVN dưới tên Việt Minh đã dùng cờ đỏ sao vàng. Cờ này sau đó được họ dùng ở những nơi họ chiếm đoạt được và cho đến nay, vẫn được họ tiếp tục xem là quốc kỳ.

4. Cờ của Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc

Khi chiếm lại được các thành phố lớn ở Nam Việt, chánh quyền Pháp đã khuyến khích phong trào Nam Kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, họ đã cho thành lập Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc, tên Pháp là République de Cochinchine và Cộng Hòa Quốc này đã có một quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa gần như quốc kỳ của ta hiện tại, nhưng thay vì ba sọc đỏ và hai hai sọc vàng như quốc kỳ của ta, nó gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen nhau. Xét về mặt thẩm mỹ, cờ này rất khó coi. Bởi đó, trong những bài trào phúng trong báo Ðuốc Việt là cơ quan ngôn luận bán chánh thức của Xứ Bộ Nam Việt Ðại Việt Quốc Dân Ðảng lúc ấy, tôi đã đặt cho nó cái biệt danh là lá cờ sốt rét.

5. Quốc kỳ của chúng ta hiện nay

Quốc kỳ của chúng ta hiện nay do một họa sĩ nổi tiếng thời Thế Chiến II là Lê Văn Ðệ vẽ và đã được Cựu Hoàng Bảo Ðại chọn trong nhiều mẫu cờ khác nhau được trình cho ông trong một phiên họp ở Hongkong năm 1948, gồm có ông và đại diện các đoàn thể chánh trị và tôn giáo cùng một số thân hào nhơn sĩ về phía người quốc gia Việt Nam. Như mọi người đều biết, nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng 1/3 bề ngang chung của lá cờ. Cờ vàng ba sọc đỏ đã được dùng làm quốc kỳ cho quốc gia Việt Nam khi chánh phủ lâm thời Việt Nam được thành lập ngày 2 tháng 6 năm 1948 dưới sự chủ tọa của Tướng Nguyễn Văn Xuân. Nó đã tiếp tục được dùng suốt thời Ðệ Nhứt và Ðệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam, cho đến ngày nay.



C. Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ ÐÃ ÐƯỢC DÙNG LÀM QUỐC KỲ

Trong các lá cờ mô tả trên đây, cờ vàng sao đỏ không hề được xem là quốc kỳ, cờ sốt rét của Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc chỉ là cờ của một chánh phủ bù nhìn dùng trên bộ phận của nước Việt Nam. Vậy, đúng danh nghĩa quốc kỳ chỉ có bốn lá cờ: cờ long tinh, cờ quẻ Ly, cờ đỏ sao vàng của tập đoàn CSVN và cờ vàng ba sọc đỏ của người quốc gia Việt Nam. Lúc cờ vàng ba sọc đỏ ra đời, một số người đã gọi chung bốn lá cờ trên đây là cờ tứ linh: cờ long tinh dĩ nhiên là cờ long, chữ ly trong cờ quẻ Ly đồng âm với ly là con lân, cờ của tập đoàn CSVN được xem là qui vì nó có ngôi sao 5 nhánh y như con rùa ló đầu và bốn chơn ra và quốc kỳ của chúng ta là phụng vì nó có ba sọc đỏ nằm song song nhau như đuôi chim phụng.

1. Ý nghĩa và màu sắc của bốn lá cờ được dùng làm quốc kỳ

Ðiều đáng để ý là cả bốn lá cờ được dùng làm quốc kỳ Việt Nam đều gồm hai màu vàng và đỏ. Tuy nhiên, màu sắc của lá cờ CS nền đỏ sao vàng có ý nghĩa hoàn toàn khác ba lá cờ về phía người quốc gia Việt Nam.

a. Ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng của tập đoàn CSVN

Ðảng kỳ của Cộng Sản Ðệ Tam Quốc nền đỏ trên có búa và liềm màu vàng. Quân Ðội Cộng Sản Nga lúc nổi lên cướp chánh quyền thì lấy ngôi sao đỏ làm biểu hiệu. Quốc kỳ của Liên Sô gồm huy hiệu của Ðảng và Quân Ðội nên cũng nền đỏ trên có búa liềm vàng và ngôi sao đỏ. Nhưng muốn cho ngôi sao đỏ hiện được trên nền đỏ của lá cờ, Cộng Sản Liên Sô đã phải dùng một viền màu vàng bao quanh nó. CSVN đã phỏng theo cờ Liên Sô để làm quốc kỳ. Nhưng năm 1945, họ còn phải giấu tánh chất cộng sản của họ nên không dám để búa liềm trên quốc kỳ này và chỉ dùng ngôi sao tượng trưng cho quân lực cộng sản. Ðiểm khác với Liên Sô là ngôi sao tượng trưng cho quân lực CSVN màu vàng chớ không phải màu đỏ viền vàng.

Chúng ta không nên quên rằng hai điều căn bản trong điều lệ của Ðảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế do Lenin thành lập là người tuyên thệ vào đảng này phải xem Liên Sô là tổ quốc số một của mình và phải triệt để tuân lịnh cơ quan lãnh đạo của Ðảng đặt tại Liên Sô. Lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ, Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN đã biểu lộ ý muốn xem lực lượng quân sự Việt Nam là một lực lượng phụ dịch cho Quân Ðội Liên Sô, và như vậy thì dĩ nhiên nước Việt Nam Cộng Sản phải là một nước chư hầu của Liên Sô.

Ý muốn này đã được thực hiện hoàn toàn sau năm 1975. Lúc CSVN chiếm được Miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ đã rút lực lượng quân sự khỏi Ðông Nam Á Châu và sẵn sàng bắt tay với họ. Trung Cộng tuy không còn là thân hữu và có những hành động chống đối họ, nhưng không có sự uy hiếp quân sự đáng kể. Nếu CSVN giữ thái độ trung lập giữa Trung Cộng và Liên Sô, đồng thời tỏ ra hòa hoãn với Hoa Kỳ, họ đã có thể nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để phát triển kinh tế và dựa vào cả Hoa Kỳ lẫn Liên Sô để hóa giải áp lực Trung Cộng. Nhưng tập đoàn CSVN đã công khai đứng về phía Liên Sô để gây hấn với Trung Cộng và cho Liên Sô dùng Việt Nam làm một căn cứ quân sự chống lại Trung Cộng, đồng thời uy hiếp lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Hiện nay, mọi người đều thấy rõ nước Việt Nam Cộng Sản là một chư hầu của Liên Sô và lực lượng quân sự của CSVN chỉ là lực lượng phụ dịch của Hồng Quân Liên Sô.

Tuy những điều kể trên đây chỉ mới thể hiện sau này, nhưng ý đồ của tập đoàn CSVN đã biểu lộ ngay từ lúc họ lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ. Vậy, cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của tinh thần vọng ngoại chấp nhận làm thuộc hạ của Liên Sô. Nó hàm ý để cho Liên Sô có quyền can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ðối với những ai cho rằng Ðảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế đã bị giải tán năm 1943 nên Liên Sô không có quyền can thiệp vào việc nội bộ các nước cộng sản chư hầu, chúng tôi xin nhắc lại rằng Ông Brezhnev, Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Liên Sô khi biện minh cho việc Liên Sô can thiệp vào việc nội bộ của các nước cộng sản Ðông Âu trong thập niên 1960 đã công khai nêu trước cộng đồng thế giới thuyết chủ quyền hạn chế theo đó một nước xã hội chủ nghĩa đàn anh (tức là Liên Sô) có quyền can thiệp vào việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa đàn em (trong đó dĩ nhiên là có Việt Nam) để bảo vệ các nguyên lý của xã hội chủ nghĩa.

b. Ý nghĩa của màu vàng và màu đỏ của những quốc kỳ về phía người quốc gia

Màu vàng và đỏ của các quốc kỳ về phía người quốc gia thì có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo một số người Việt Nam, hai màu của các quốc kỳ về phía người quốc gia biểu tượng cho dân Việt Nam da vàng máu đỏ. Tư tưởng này có lẽ đã bị ảnh hưởng ít nhiều lối giải thích về ý nghĩa lá cờ nửa vàng nửa đỏ mà Việt Nam Quốc Dân Ðảng đã dùng trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy năm 1930. Nhưng lối giải thích trên đây không đúng đối với các quốc kỳ Việt Nam về phía người quốc gia. Các quốc kỳ này thật sự có một ý nghĩa sâu sắc hơn, liên hệ đến cả vũ trụ quan của dân tộc Việt Nam.

Trong vũ trụ quan này, có sự liên hệ mật thiết giữa các màu sắc, phương hướng và ngũ hành. Màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương. Vì thế, nó vừa tượng trưng lãnh thổ, vừa tượng trưng cho uy quyền của nhà lãnh đạo tối cao được xem là sở hữu chủ của lãnh thổ này. Các nhà vua Trung Hoa xưa kia cho mình là kẻ làm chủ cả thiên hạ. Bởi đó, họ tự xưng là hoàng đế đứng trên các vị quốc vương làm vua một nuớc, và nắm giữ độc quyền dùng màu vàng làm y phục. Các nhà vua Việt Nam xưa kia vì thế yếu hơn các nhà vua Trung Hoa và không muốn có những cuộc chiến tranh liên miên với họ chỉ vì vấn đề danh phận nên đã phải chấp nhận làm chư hầu của hoàng đế Trung Hoa với tước hiệu quốc vương. Nhưng trái với các nhà vua Triều Tiên dùng tước hiệu quốc vương trong mọi trường hợp và không bao giờ dám mặc y phục màu vàng, các nhà vua Việt Nam chỉ dùng tước hiệu quốc vương trong sự giao thiệp với Trung Quốc, còn đối với thần dân trong nước và đối với các nước láng giềng khác, họ đã tự xưng là hoàng đế. Mặt khác, họ đã mặc y phục màu vàng y như nhà vua Trung Hoa. Như thế, trong tâm thức tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam, việc dùng màu vàng là biểu tượng cho một chủ quyền nguyên vẹn của quốc gia, một nền độc lập hoàn toàn đối với Trung Quốc.

Cũng trong vũ trụ quan Việt Nam và Trung Hoa thời trước, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương nam. Do đó, dùng màu đỏ làm biểu tượng là nhấn mạnh trên chỗ dân tộc ta là một dân tộc ở phương nam, đối chiếu với dân tộc Trung Hoa ở phương bắc. Cùng với việc dùng màu vàng, nó nói lên quan điểm của người Việt Nam tự xem mình là một dân tộc nắm trọn chủ quyền của nước mình và ngang hàng với dân tộc Trung Hoa.

Quan điểm trên đây đã được Nguyễn Trãi nêu ra rất rõ trong đoạn đầu của bài Bình Ngô Ðại Cáo: "Như ngã Ðại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi cương vực ký thù, Nam Bắc chi phong tục diệc dị. Tự Triệu Ðinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Ðường Tống Nguyên nhi các đế nhứt phương". Ý nghĩa chánh xác của đoạn văn trên này là: "Như nước Ðại Việt ta quả là một nước văn hiến. Bờ cõi núi sông (của nước ta và Trung Quốc) đã phân biệt nhau mà phong tục (của chúng ta là) dân phương nam cũng khác với phong tục (của người Trung Hoa là) dân phương bắc. Từ nhà Triệu, nhà Ðinh, nhà Lý, nhà Trần xây dựng nước ta, (các vua ta đã cùng các vua Trung Quốc của) nhà Hán, nhà Ðường, nhà Tống, nhà Nguyên mỗi bên đều làm hoàng đế một phương."

Trong bài này, chúng ta có thể nhận thấy rằng Nguyễn Trãi đã xem nhà Triệu là một triều đại Việt Nam, mặc dầu theo phần lớn các sử gia hiện tại, đó là một triều đại do người Trung Hoa thành lập. Như thế là vì Triệu Ðà là người đầu tiên áp dụng nguyên tắc nhận làm chư hầu của Trung Hoa để tránh việc tranh chiến, nhưng bên trong nước, vẫn tự xưng là hoàng đế, nghĩa là tự xem mình ngang hàng với nhà vua Trung Hoa.

Dầu quan điểm của chúng ta đối với nhà Triệu như thế nào thì lập trường chung của dân tộc Việt Nam về sự độc lập hoàn toàn và chủ quyền nguyên vẹn của quốc gia cũng đã được nêu rõ trong bài Bình Ngô Ðại Cáo và được thể hiện rõ rệt với hai màu vàng và đỏ dùng trong các quốc kỳ được phía người quốc gia chọn lựa. Vậy, hai màu vàng và đỏ của các quốc kỳ này khác hẳn ý nghĩa của cờ đỏ sao vàng được tập đoàn CSVN dùng làm quốc kỳ. Hai màu vàng và đỏ của các quốc kỳ về phía người quốc gia đặt nền tảng trên bài Bình Ngô Ðại Cáo, một bản văn được một nhà ái quốc Việt Nam viết lên sau khi nước ta được giải phóng khỏi ách đô hộ của người Trung Hoa và biểu lộ tinh thần độc lập của dân tộc. Trong khi đó, cờ đỏ sao vàng của tập đoàn CSVN biểu lộ tinh thần nô lệ, thần thuộc nước ngoài vì đặt nền tảng trên nguyên tắc tổ chức của Cộng Sản quốc tế ngày nay được nêu rõ trong thuyết chủ quyền hạn chế của nhà lãnh tụ Liên Sô Brezhnev, theo đó, Liên Sô có quyền can thiệp vào việc nội bộ của các nước theo xã hội chủ nghĩa để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

2. Ý nghĩa đặc biệt của cờ quẻ Ly và cờ vàng ba sọc đỏ

Ngoài ý nghĩa chung về màu sắc nói trên đây, cờ quẻ Ly và cờ vàng ba sọc đỏ còn có những ý nghĩa riêng cũng rất sâu sắc.

a. Ý nghĩa cờ quẻ Ly

Như chúng tôi đã nói trên đây, Ly là một quẻ của bát quái. Cũng như màu đỏ, nó tượng trưng cho phương nam. Trong vũ trụ quan của Việt Nam và Trung Hoa thời trước, màu đỏ thuộc hành hỏa, tượng trưng cho mặt trời hay lửa; quẻ Ly cũng tượng trưng cho mặt trời, cho lửa, cho ánh sáng, cho nhiệt lực và về mặt xã hội thì tượng trưng cho sự văn minh.

Về hình dạng thì quẻ Ly trên cờ của chánh phủ Trần Trọng Kim gồm một vạch đỏ liền, một vạch đỏ đứt và một vạch đỏ liền. Do đó, bên trong quẻ Ly, hiện lên một nền vàng gồm hai vạch liền và một vạch đứng nối liền hai vạch ấy. Trong Hán văn, đó là chữ Công. Chữ công này được dùng trong các từ ngữ công nhơn, công nghệ để chỉ người thợ và nghề biến chế các tài nguyên để phục vụ đời sống con người. Vậy, ngoài ý nghĩa văn minh rạng rỡ, quẻ Ly còn hàm ý ca ngợi sự siêng năng cần mẫn và sự khéo léo của dân tộc Việt Nam trong các ngành hoạt động sản xuất kỹ nghệ.

b. Ý nghĩa cờ vàng ba sọc đỏ

1/ Ý nghĩa chánh trị
Trong lá quốc kỳ, nền vàng tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Vậy, ba sọc đỏ name trên nền vàng hàm ý là nước Việt Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt Nam gồm người của cả ba kỳ.

Ngày nay, sự thống nhứt của quốc gia và dân tộc Việt Nam là một điều không ai phủ nhận được nên người Việt Nam hiện tại không ý thức được sự gay go của cuộc tranh đấu đòi thống nhứt trong thập niên 1940, nhứt là ở Nam Việt. Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ kỳ có nghĩa là một phần đất của một quốc gia chớ không hàm ý một lãnh thổ biệt lập. Các từ ngữ Bắc Kỳ, Nam Kỳ thật sự đã được triều đình Huế dùng lúc nước Việt Nam chưa bị người Pháp xâm lăng để chỉ hai địa phương của một quốc gia thống nhứt. Sau khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp mới tách Nam Kỳ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, rồi dùng từ ngữ Trung Kỳ để chỉ phần đất ở hai phía bắc và nam của kinh đô Huế. Nam Kỳ được Pháp trực tiếp cai trị như một phần đất của Pháp. Bắc Kỳ và Trung Kỳ được xem là lãnh thổ của nhà Nguyễn chịu sự bảo hộ của Pháp, nhưng từ năm 1897, Pháp lại ép nhà vua Việt Nam phải giao quyền đại diện mình cho một Thống Sứ Pháp thành ra Pháp đã can thiệp vào sự cai trị đất này một cách trực tiếp hơn ở Trung Kỳ.

Trong hệ thống tổ chức của Pháp trước Thế Chiến II, ba kỳ của Việt Nam đã được xem như là ba lãnh thổ biệt lập. Sau Thế Chiến II, kế hoạch của Pháp là thành lập một Liên Bang Ðông Dương gồm 5 nước là ba kỳ của Việt Nam, Cam Bu Chia và Lào. Trong 5 nước này, Nam Kỳ là đất mà Pháp tha thiết muốn nắm giữ dưới quyền thống trị của mình hơn hết vì nó đã được họ trực tiếp cai trị từ năm 1867, lại là phần đat thạnh vượng trù phú nhứt. Bởi đó, họ đã nhứt định không chấp nhận một nước Việt Nam thống nhứt gồm cả ba kỳ. Tháng 3 năm 1946, họ đã cho thành lập Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc. Thiểu số người Việt Nam theo họ lúc đó đã chống lại quan niệm Việt Nam thống nhứt một cách mạnh mẽ. Các phần tử quá khích trong nhóm này đã xem đồng bào gốc Bắc Việt cư trú ở Nam Việt trong thời kỳ đó là người của một nước địch và thường hành hung đối với các đồng bào ấy. Trong các cuộc bố ráp hay chận đường xét giấy căn cước, họ thường bắt người dân nói ba tiếng "Tân Sơn Nhứt", người nào không nói đúng giọng Miền Nam thì bị họ đánh đập một cách tàn nhẫn.

Sau mấy năm tác chiến ở Ðông Dương, người Pháp ý thức rằng họ không thể áp đặt ở Việt Nam một chế độ thống trị theo khuôn khổ họ đặt ra. Vì cần dùng sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để có phương tiện tài chánh đối phó với CSVN, họ phải chấp nhận điều kiện của Hoa Kỳ là nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam. Bởi đó, họ đã tiếp xúc và thương thuyết với Cựu Hoàng Bảo Ðại. Tuy nhiên, họ chỉ muốn cho Việt Nam hưởng một nền độc lập hình thức, và thực quyền vẫn còn nằm trong tay họ. Mặt khác họ không chấp nhận sự thống nhứt của Việt Nam và tìm mọi cách giữ riêng Nam Kỳ dưới quyền cai trị trực tiếp của họ.

Nhờ được Anh Nguyễn Tôn Hoàn từ Trung Hoa về cho biết về tình thế và nhận chân rằng chỉ có Cựu Hoàng Bảo Ðại mới có thể đại diện cho người quốc gia Việt Nam trong cuộc thương thuyết với Pháp nên Xứ Bộ Nam Việt của Ðại Việt Quốc Dân Ðảng đã phát động phong trào đòi thi hành giải pháp Bảo Ðại với một nước Việt Nam độc lập và thống nhứt. Lúc ấy, người Pháp đã đàn áp phong trào này ở Nam Việt một cách mạnh mẽ. Một số đồng chí của tôi trong đó có Anh Dương Quang Tiếp (sau này phục vụ trong Quân Ðội và trong ngành cảnh sát với cấp bực đại tá và đã từ trần trong trại tù cộng sản) đã bị Pháp bắt và đánh đập tàn nhẫn khi rải truyền đơn đòi thi hành giải pháp Bảo Ðại.
Tuy được sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong cuộc thương thuyết, Cựu Hoàng Bảo Ðại không nắm được ưu thế hoàn toàn đối với Pháp vì lúc đó, Trung Cộng đã thắng thế hơn Trung Hoa Dân Quốc và CSVN có triển vọng được Trung Cộng giúp đỡ trong tương lai.
Người Pháp đã cho Cựu Hoàng Bảo Ðại biết rằng nếu không thỏa thuận được với ông, họ sẽ thương thuyết với Hồ Chí Minh. Nhận thấy thời gian không thuận lợi cho mình, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã phải nhượng bộ cho Pháp về mặt độc lập, nghĩa là chấp nhận để cho Việt Nam ở trong Liên Hiệp Pháp với những mối liên hệ chặt chẻ với Pháp, nhưng cương quyết đòi Pháp phải nhận cho Việt Nam thống nhứt. Người Pháp đã phải nhượng bộ ông về vấn đề này.

Nhưng ngay đến lúc chánh phủ Pháp chấp nhận cho Nam Kỳ được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, đám thực dân ở Nam Việt vẫn chưa chịu thua và nhiệt liệt chống lại việc ấy. Vì Nam Kỳ được xem là một lãnh thổ của Pháp mà theo nền pháp lý của Pháp thì mọi quyết định liên hệ đến qui chế của đất này phải có sự chấp thuận của một hội nghị địa phương tên là Hội Ðồng Lãnh Thổ Nam Kỳ (Assemblée Territoriale de Cochinchine), thực dân Pháp đã dự liệu bỏ ra một số tiền lớn để mua chuộc những người Pháp và người Nam Kỳ có quốc tịch Pháp được bầu vào Hội Ðồng đó biểu quyết chống lại việc sáp nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi đã biết được kế hoạch này và đã nhiệt liệt chỉ trích nó trên hai tờ báo Ðuốc Việt (cơ quan ngôn luận bán chánh thức của Xứ Bộ Nam Việt Ðại Việt Quốc Dân Ðảng) và Thanh Niên (cơ quan ngôn luận chánh thức của một tổ chức do Xứ Bộ này thành lập là Thanh Niên Bảo Quốc Ðoàn).

Sự tố cáo của chúng tôi làm cho người Pháp rất căm tức. Tướng Boyer de la Tour du Moulin, Ủy Viên Cộng Hòa Pháp ở Nam Kỳ lúc đó đã mời một đồng chí của tôi là Anh Ðỗ Văn Năng, Thủ Lãnh Thanh Niên Bảo Quốc Ðoàn, đến gặp ông và bảo rằng: "Xin ông nhớ cho rằng tôi là người Pháp có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nước Pháp. Các hoạt động của đoàn thể ông có hại cho quyền lợi này. Các ông phải chấm dứt nó hay ít nhứt cũng giảm thiểu nó, nếu không, tôi buộc lòng phải đối phó một cách quyết liệt. Tôi sẽ rất tiếc nếu phải làm như vậy, vì tôi lúc nào cũng tôn trọng ông là người mà tôi nhìn nhận là rất đứng đắn". Anh Ðỗ Văn Năng đã điềm tĩnh trả lời: "Tôi rất cám ơn ông đã tỏ ra thành thật với tôi, và tôi thấy có nhiệm vụ cũng phải thành thật đối với ông. Xin ông hiểu giùm cho rằng ông yêu nước Pháp như thế nào thì tôi yêu nước Việt Nam như thế ấy và ông có quyết tâm bảo vệ quyền lợi Pháp như thế nào thì tôi cũng có quyết tâm bảo vệ quyền lợi nước Việt Nam như thế ấy".

Sau đó, chúng tôi vẫn tiếp tục chiến dịch tố cáo các âm mưu của thực dân Pháp ở Nam Việt tìm cách phá hoại các giao ước giữa chánh phủ Pháp với Cựu Hoàng Bảo Ðại về vấn đề thống nhứt Việt Nam. Mặt khác, Cựu Hoàng Bảo Ðại lúc ấy còn ở Âu Châu đã cho biết rằng ông chỉ chịu về nước lãnh đạo chánh phủ nếu việc tái nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ Việt Nam được xác định một cách rõ rệt. Cuối cùng, các hội viên của Hội Ðồng Lãnh Thổ Nam Kỳ đã không dám chống hẳn lại việc thống nhứt Việt Nam. Họ chỉ ghi thêm trong quyết nghị biểu quyết ngày 23 tháng 4 năm 1949 chấp nhận để Nam Kỳ được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam một điều kiện là nếu có sự thay đổi trong mối liên hệ giữa Việt Nam với Liên Hiệp Pháp thì Nam Kỳ sẽ lại được quyền tự quyết định về số phận mình.

Ðám thực dân Pháp ở Nam Kỳ rất thù hận chúng tôi về việc đã chống lại họ một cách mãnh liệt về vấn đề thống nhứt Việt Nam. Do đó, họ ngầm thông đồng với bọn công tác thành của CSVN và để cho một cán bộ trong bọn công tác này là La Văn Liếm hạ sát Anh Ðỗ Văn Năng ở Sài Gòn vào những tháng đầu năm 1950. Ngoài anh ra, chắc hẳn còn có nhiều người Việt Nam khác thuộc các tổ chức ái quốc đã bị Pháp sát hại vì cuộc tranh đấu cho Việt Nam thống nhứt.

Vậy, đồng bào gốc Bắc Việt vào cư trú Nam Việt trước 1945 và người Nam Việt chủ trương thống nhứt đã phải tranh đấu rất gay go, có người phải thiệt mạng vì chủ trương này. Bởi đó, sọc đỏ thứ ba trên quốc kỳ tượng trưng cho Nam Việt thật sự đã được tô bằng máu của nhiều nhà ái quốc và điều này làm cho cờ vàng ba sọc đỏ có một ý nghĩa chánh trị sâu xa mà nhiều người Việt Nam hiện nay không thấy được.

Một quyết định khác của Quốc Trưởng Bảo Ðại khi ông mới về nước năm 1949 cũng có một ý nghĩa chánh trị ít ai được biết là việc chọn Sài Gòn làm thủ đô. Vì là người kế thừa nhà Nguyễn nên Quốc Trưởng Bảo Ðại rất muốn đặt chánh phủ thống nhứt của Việt Nam ở Huế là kinh đô cổ truyền của triều đại mình. Nhưng lúc ấy, nhà cách mạng lão thành Trần Văn Ân đã bàn với ông là nếu ông lấy Huế làm thủ đô, việc sáp nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ Việt Nam không được thể hiện rõ rệt đối với người Việt Nam và người ngoại quốc và nền thống nhứt thâu hoạch được một cách gay go sẽ không vững chắc. Ðặt thủ đô ở Sài Gòn để cho mọi chánh lịnh ban hành trong toàn quốc Việt Nam phát xuất từ Nam Việt thì tánh cách thống nhứt của nước Việt Nam từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan hiển hiện trước mắt và trong tâm thức mọi người thành ra không ai còn hoài nghi hay phủ nhận sự thống nhứt đó được nữa. Quốc Trưởng Bảo Ðại tán thành ý kiến trên đây của Ông Trần Văn Ân và quyết định lập chánh phủ thống nhứt ở Sài Gòn, mặc dầu ông không thích ở Sài Gòn vì chánh quyền Pháp lúc đó chịu giao Phủ Cao Ủy ở Hà Nội cho ông mà lại giữ Phủ Cao Ủy ở Sài Gòn là Dinh Norodom (sau này gọi lại là Dinh Ðộc Lập) thành ra tại Sài Gòn, Phủ Thủ Tướng của Việt Nam kém bề thế hơn Phủ Cao Ủy của Pháp.

2/ Ý nghĩa triết lý
Về mặt triết lý, trong bát quái, ba vạch liền là quẻ Càn, tượng trưng cho trời, cho vua, cho cha và cho quyền lực. Ngày nay, chúng ta sống trong chế độ dân chủ và quẻ Càn trên quốc kỳ có thể dùng để tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam và sức mạnh của toàn dân ta.

3. Cờ vàng ba sọc đỏ và cờ đỏ sao vàng

a. So sánh cờ vàng ba sọc đỏ và cờ đỏ sao vàng về mặt thẩm mỹ
Nói chung thì trên một lá cờ gồm hai màu, một đậm, một lợt thì nếu màu đậm quá nhiều và làm nền còn màu lợt quá ít và làm dấu hiệu phụ thuộc thì màu lợt bị màu đậm tràn ngập và lá cờ trở thành tối. Trái lại, nếu màu lợt nhiều hơn và làm nền còn màu đậm ít hơn và làm dấu hiệu phụ thuộc thì màu đậm in rõ lên nền màu lợt và cả hai màu đều sáng chói. Quốc kỳ của tập đoàn CSVN gồm một ngôi sao vàng nhỏ trên nền đỏ, màu vàng của ngôi sao bị nền đỏ sậm hơn tràn ngập nên chỉ hiện lean như một tia sáng yếu ớt và cả lá cờ xem rất tối. Quốc kỳ của người quốc gia chúng ta trái lại, dùng màu vàng làm nền và ba sọc đỏ sậm hơn đã hiện rõ lên nền vàng này thành ra cả hai màu đều tươi sáng.

Vậy, chỉ xét riêng về mặt thẩm mỹ, quốc kỳ của chúng ta tươi đẹp hơn quốc kỳ của tập đoàn CSVN rất nhiều. Ðiều đó cũng không có chi lạ. Quốc kỳ của chúng ta do một họa sĩ nổi tiếng vẽ ra, còn cờ của tập đoàn CSVN chỉ là sự mô phỏng nô lệ cờ một đế quốc có chủ trương sắt máu và không có ý thức gì về cái đẹp.

So sánh cờ vàng ba sọc đỏ với cờ đỏ sao vàng về mặt triết lý

Nếu lấy nền triết lý cổ truyền của dân tộc Việt Nam làm căn bản để phán đoán thì cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta cũng có một ý nghĩa tốt đẹp hơn cờ đỏ sao vàng nhiều. Theo quan niệm cổ của dân tộc Việt Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên hai màu này rất hợp với nhau. Nhưng trên cờ đỏ sao vàng, màu đỏ quá nhiều, màu vàng quá ít, cũng như khối lửa lớn hay một ánh nắng gay gắt nung đốt một hòn đất nhỏ thành ra hòn đất bị khô cằn đi. Trong khi đó, trên cờ vàng ba sọc đỏ, ba sọc đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ mọc lên được.

Ý nghĩa về triết lý trên đây thật ra cũng phù hợp với bản chất của chế độ chánh trị hai bên. Chế độ cộng sản là một chế độ độc tài toàn diện đè ép nhơn dân, phủ nhận các quyền lợi căn bản của con người, làm thui chột các sáng kiến nên không thể phát triển được. Dưới quyền của tập đoàn CSVN, nước Việt Nam đã trở thành một mảnh đất cằn cỗi không sinh khí và xã hội Việt Nam lọt vào sự đói khổ cùng cực. Chế độ quốc gia dung nạp sự tự do, tôn trọng các quyền lợi căn bản của con người và khuyến khích sáng kiến nên mặc dầu các nhà lãnh đạo về phía quốc gia đã phạm nhiều lỗi lầm trầm trọng, mặc dầu CSVN đã gây nhiều tàn sát và phá hoại, phần lãnh thổ Việt Nam do người quốc gia điều khiển đã là một mảnh đất đầy sinh khí và nhơn dân Việt Nam trên lãnh thổ này đã hưởng một nếp sống tương đối tự do và trù phú hơn.



D. VẤN ÐỀ THAY ÐỔI QUỐC KỲ

1. Các lập luận đưa ra để phủ nhận cờ vàng ba sọc đỏ
Sau năm 1975, trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại có một số người chủ trương phủ nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ. Trong số những người này, có kẻ bảo rằng đó là cờ thua trận, có kẻ bảo rằng đó là một lá cờ của một chế độ tham nhũng thối nát, có kẻ cho rằng đó là cờ của Bảo Ðại, cờ của Ông Ngô Ðình Diệm hay cờ của Ông Nguyễn Văn Thiệu là những người lãnh đạo mà họ cho là không xứng đáng.

2. Quan niệm chung của người các nơi trên thế giới về quốc kỳ

Thật sự thì quốc kỳ một nước thường có ý nghĩa sâu xa liên hệ đến văn hóa và lịch sử dân tộc. Dầu cho nó do ai chọn lựa và chọn lựa như thế nào thì một khi đã được dùng làm quốc kỳ, nó cũng không còn có thể được xem là của cá nhơn nào mà phải được xem là của toàn thể nhơn dân trong nước. Bởi đó, số phận quốc kỳ không thể cột buộc vào số phận một nhà lãnh đạo, vào những ưu khuyết điểm của một chế độ hay vào sự thắng bại trong một cuộc tranh đấu. Trong lịch sử thế giới, không ai chủ trương phủ nhận quốc kỳ của mình hay thay đổi nó vì các lý do trên. Việc thay đổi quốc kỳ chỉ được đặt ra khi trong nước có những quan niệm chánh trị mới hoàn toàn khác quan niệm làm căn bản cho chế độ quốc
gia.

Như chúng tôi đã nói trên đây, lá quốc kỳ đầu tiên được dùng trên thế giới là cờ tam sắc của Pháp. Nó là kết quả một sự tương nhượng giữa hoàng gia Pháp và nhơn dân thị xã Paris. Sau đó, nhà vua Louis thứ XVI của Pháp đã chống lại Cách Mạng và bị xử tử, nhưng chánh phủ cách mạng Pháp vẫn chánh thức lấy lá cờ tam sắc làm quốc kỳ.

Lúc dòng vua chánh thống của Pháp được đưa lên ngôi báu trở lại, họ đã dùng lá cờ trắng có hoa huệ vàng của hoàng gia làm quốc kỳ, nhưng cờ này chỉ được dùng từ năm 1816 đến năm 1830. Với cuộc Cách Mạng 1830, dòng Orléans được đưa lên thay dòng vua chánh thống và cờ tam sắc đã được dùng làm quốc kỳ trở lại.

Năm 1848, dòng Orléans lại bị lật đổ. Một số nhà cách mạng tả khuynh thời đó đã chủ trương dùng cờ đỏ thay cờ tam sắc làm quốc kỳ, nhưng sau một bài diễn văn cảm động của thi hào Lamartine, người Pháp đã quyết định giữ cờ tam sắc. Lúc ấy, người Pháp lập Ðệ Nhị Cộng Hòa. Nhưng người đầu tiên được bầu làm Tổng Thống của nền cộng hòa này lại là cháu của Hoàng Ðế Napoléon thứ I. Năm 1850, ông đảo chánh để lên ngôi hoàng đế với danh hiệu Napoléon thứ III. Ðến năm 1870, vì gây chiến với Ðức và bị thảm bại nên ông phải thoái vị.

Quốc Hội Pháp được bầu vào lúc đó gồm nhiều người bảo hoàng muốn tái lập chế độ quân chủ và tôn làm quốc vương Bá Tước Chambord, người lãnh đạo dòng vua chánh thống từ năm 1836. Nhưng Bá Tước Chambord đòi hỏi phải bỏ cờ tam sắc để lấy cờ trắng thêu hoa huệ vàng làm quốc kỳ. Những người bảo hoàng nhiệt tâm nhứt đều biết rằng quốc dân Pháp lúc đó không chấp nhận cờ trắng thêu hoa huệ vàng thay cờ tam sắc nên cố thuyết phục Bá Tước Chambord bỏ ý định của ông. Thống Chế Mac Mahon là một lãnh tụ bảo hoàng đã bảo rằng: "Nếu dùng lá cờ trắng thay lá cờ tam sắc thì không cần ai bấm cò, súng cũng tự nổ". Vì Bá Tước Chambord vẫn khăng khăng phủ nhận lá cờ tam sắc nên cuối cùng phe bảo hoàng phải từ bỏ chủ trương tái lập chế độ quân chủ.

Thời Thế Chiến II, Thống Chế Pétain đã chịu đầu hàng người Ðức trong khi Tướng De Gaulle chạy sang Anh kêu gọi người Pháp kháng chiến. Lúc ấy, có hai lực lượng Pháp đối đầu nhau và cả hai đều dùng lá cờ tam sắc. Ðể phân biệt hai bên, Tướng De Gaulle chỉ dùng một cây thánh giá Lorraine gồm hai nhánh ngang và một nhánh dọc đặt trên cờ để làm hiệu kỳ cho Lực Lượng Pháp Quốc Tự Do (LLPQTD) của ông. Ðến khi giải phóng được nước Pháp, ông đã không vì cớ cờ tam sắc đã bị Thống Chế Pétain dùng trong khi đầu hàng Ðức để xin thay đổi nó. Do đó, cờ tam sắc vẫn là quốc kỳ của Pháp và lá cờ có dấu thập tự Lorraine chỉ được xem là hiệu kỳ của LLPQTD.

Nói chung lại thì từ năm 1789, ở Pháp có ba quan niệm chánh trị căn bản thể hiện bằng ba lá cờ: quan niệm quân chủ chánh thống với cờ trắng thêu hoa huệ vàng, quan niệm cách mạng tả phái với cờ đỏ và quan niệm dân chủ tự do với cờ tam sắc. Cờ tam sắc biểu tượng được lý tưởng chung của đa số dân Pháp nên đã được chọn làm quốc kỳ và các mưu toan thay đổi nó đều không thành tựu được.

3. Nhiệm vụ người quốc gia Việt Nam đối với quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ

Người quốc gia Việt Nam ta may mắn có một lá quốc kỳ rất đẹp và oai hùng. Phải thấy cờ này bay phấp phới trên một nền trời trong xanh mới thấy hết cái đẹp oai hùng đó. Mặt khác, cờ vàng ba sọc đỏ mang nhiều ý nghĩa triết lý và chánh trị tuyệt hảo, hơn hẳn lá cờ đỏ sao vàng chống đối lại nó. Từ khi Quốc Gia Việt Nam được công nhận là một nước độc lập, cờ vàng ba sọc đỏ đã được nhiều quốc gia trên thế giới biết. Tại Việt Nam, nó đã là biểu tượng hội tập nhiều triệu chiến sĩ quân nhơn cũng như dân sự tranh đấu cho sự tự do của dân tộc Việt Nam. Nó đã được dùng để phủ lên áo quan của nhiều trăm ngàn người đã chết vì Tổ Quốc Việt Nam. Như vậy, nó là một bảo vật thiêng liêng đối với mọi người chúng ta.

Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhơn và nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại Cộng Sản. Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách Cộng Sản.

Việc một hội đoàn Việt Nam dùng làm hiệu kỳ một lá cờ nền vàng ba sọc đỏ trên có biểu tượng riêng cho mình là một điều hữu ích cho công cuộc tranh đấu chống lại Cộng Sản. Khi Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (LMDCVN) áp dụng nguyên tắc trên đây và thêm 5 ngôi sao 5 nhánh màu xanh trên cờ vàng ba sọc đỏ để làm đoàn kỳ của mình, một số người đã chỉ trích vì cho rằng như vậy là bất kính đối với quốc kỳ. Nhưng sự thật không phải như vậy. Việc dùng một biểu hiệu thêm vào quốc kỳ để làm hiệu kỳ cho một tổ chức tranh đấu cho Tổ Quốc là một điều mà người các nước đã từng làm. Như trên đây đã nói, khi thành lập LLPQTD để chống lại chánh phủ Pétain, Tướng De Gaulle đã dùng một cây thập tự Lorraine thêm vào quốc kỳ Pháp. Vậy, việc đoàn kỳ của LMDCVN là một quốc kỳ trên có 5 ngôi sao 5 nhánh màu xanh chỉ hàm ý rằng LMDCVN là một tổ chức của VNCH tranh đấu dưới lá quốc kỳ Việt Nam, và 5 ngôi sao 5 nhánh màu xanh chỉ để phân biệt nó với những tổ chức tranh đấu khác nhưng cùng một mục tiêu chung.

Trong khi chưa giải phóng được Việt Nam và chưa làm cho nó được chánh thức dùng trở lại trên toàn cõi Việt Nam, nhiệm vụ người Việt Nam ở hải ngoại là làm cho cờ này vẫn được sử dụng ở mọi nơi có người quốc gia Việt Nam, đặc biệt là trong những hoạt động có liên hệ đến người ngoại quốc. Về mặt này, chúng ta phải ghi công cố Ðại Tá Ðỗ Ðăng Công, nguyên Tổng Thư Ký của Phân Bộ Việt Nam trong Liên Minh Thế Giới Chống Cộng (LMTGCC). Sau năm 1975, lúc CSVN vừa chiếm được Miền Nam Việt Nam, ban tổ chức của liên minh này đã không còn dùng cờ vàng ba sọc đỏ trong các phiên họp của họ. Nhưng bằng những lời lẽ hợp lý,
cương quyết và cảm động, cố Ðại Tá Ðỗ Ðăng Công đã làm cho họ thay đổi ý kiến và từ đó, quốc kỳ của chúng ta đã được long trọng dùng chung với cờ của các nước hội viên khác của LMTGCC ở mọi nơi.

Ngoài ra, còn có những người khác cũng có những công tác tương tự. Khi đến thuyết trình về vấn đề Việt Nam ở Viện Ðại Học OSU (Oregon State University) tại Cornvallis ngày 30 tháng 11 năm 1987, tôi được biết rằng các anh chị em sinh viên Việt Nam ở Viện Ðại Học này đã hai lần tranh đấu với ban giám đốc để cho cờ vàng ba sọc đỏ vẫn được treo với tư cách là quốc kỳ Việt Nam ở một hội trường trưng bày cờ các nước. Phía Canada thì Cộng Ðồng Việt Nam đã tranh đấu để cho thị xã Toronto chấp nhận để cho quốc
kỳ Việt Nam được treo lên một tuần lễ mỗi năm tại kỳ đài của thị xã vào dịp 30 tháng 4. Tại Los Angelès (California) thì Cộng Ðồng Việt Nam đã được chấp nhận cho xây dựng một kỳ đài để quốc kỳ Việt Nam sẽ được treo liên tục suốt năm. Tại San Jose (California), Cộng Ðồng Việt Nam cũng sẽ xây dựng một kỳ đài tương tự*. Ngoài ra, trong dịp Tết Mậu Thìn, quốc kỳ Việt Nam đã được treo trong suốt một tuần lễ ở trụ sở các tỉnh Santa Clara, thị xã San José và thị xã Milpitas.

Có lẽ trên thế giới còn có những nơi mà đồng bào Việt Nam đã tranh đấu và thành công trong việc làm cho quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ được cộng đồng quốc tế chấp nhận treo lên mà chúng tôi không được biết nên không nêu ra đây được. Riêng Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do (UBQTYTVNTD) thì dĩ nhiên là chánh thức công nhận quốc kỳ này. Ngày 4 tháng 12 năm 1986, khi tổ chức buổi hội thảo công khai đầu tiên của Ủy Ban, Ông Chủ Tịch Paul Vankerkhoven đã đích thân kiểm soát việc trang trí phòng hội thảo. Tại phòng này, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đã được treo chung với cờ các quốc gia trong Cộng Ðồng Âu Châu và đặc biệt là được treo ở chỗ danh dự là ngay bên hữu cờ Bỉ là cờ của nước chủ nhà. Chắc chắn là trong mọi cuộc hội họp công cộng của UBQTYTVNTD mà có treo cờ thì quốc kỳ của chúng ta sẽ được treo chung với cờ các nước khác.

Việc quốc kỳ của chúng ta lần lần tái hiện bên cạnh cờ các quốc gia khác trên thế giới là một dấu hiệu cho thấy rằng công cuộc tranh đấu để giải phóng Việt Nam khỏi ách Cộng Sản có những tiến triển khả quan. Hiện nay, quốc kỳ này là biểu hiệu hội tập mọi người quốc gia Việt Nam: dầu có bất đồng ý kiến, dầu có những hiềm khích đối với nhau, mọi người quốc gia đều nên tôn trọng quốc kỳ và nếu mọi người đều quyết tâm tranh đấu chung nhau hay ít nhứt cũng song song nhau thì một ngày không xa lắm, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ sẽ phấp phới bay trên mọi nóc nhà Việt Nam từ mũi Cà Mau cho đến ải Nam Quan.

Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

NHỮNG HỎA MÙ CỦA VIỆT CỘNG VÀ TAY SAI.

TRƯƠNG MINH  HÒA  ( Tinparis.net) -



    Nói láo, gian manh, tàn ác, tham lam, thủ đoạn, khủng bố, lật lọng....là những" mặt mạnh cơ bản, chủ yếu" của đảng Cộng Khỉ Việt Nam, được ghi nhận qua những hành vi trong suốt quá trình, từ ngày đảng cướp thành lập năm 1930 đến nay, vẫn không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng tình hình thế giới càng ngày càng tiến đến dân chủ hóa toàn cầu, đẩy lùi dần các chế độ độc tài, phi nhân còn tồn đọng trên thế giới, sau khi đế quốc đỏ Liên Sô, cùng với toàn khối Cộng đảng Đông Âu sụp đổ, chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh. Do đó các nước tàn dư Cộng Sản như Trung Cộng, Việt Cộng cũng phải" hiện đại hóa" những bản chất xấu xa để cho hợp với" tình huống thời thượng" mà thôi.



    Theo ông Boris Yelsin, đảng viên cao cấp đảng Cộng Sản Nga cảnh báo:" đối với đảng Cộng Sản, không có sửa đổi, tốt hơn hết là vứt bỏ nó đi", và tại Việt Nam, sau tết Mậu Thân 1968, hồi chánh viên, thượng tá Tám Hà xác định:" đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỷ những gì Cộng Sản làm" và được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đưa lên hệ thống truyền thông quốc gia, nên đã trở thành" tục ngữ" dành cho Việt Cộng; nếu ông Thiệu là người nghĩ ra câu nói đó, thì chắc chắn là ông không bao giờ phá nát quân đội ở địa đầu giới tuyến, để tạo cơ hội ngàn vàng cho Việt Cộng tiến quân như chỗ không người, ông Thiệu cũng không" tháo chạy trước tiên", trước khi" đồng minh tháo chạy", để trở thành" chiến sĩ ra khơi" dù ông vẫn nói sẽ ở lại với anh em, với cương vị là" một trung tướng trong quân lực VNCH". Trên thế giới nầy, bất cứ một quân đội hùng mạnh nào, khi bị cấp chỉ huy cao cấp nhất phá nát, thì dù binh sĩ có thiện chiến đến đâu, vũ khí tối tân, cũng phải tan hàng trước quân thù thua xa về hỏa lực, tinh thần chiến đấu; đó là bài học xương máu với tổng tư lịnh quân lực VNCH, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cái giá mà dân tộc Việt Nam hứng chịu từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay quá lớn, nên những thuộc cấp từng hưởng ơn mưa mốc của ông Thiệu, như tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên bộ trưởng bộ kế hoạch, không thể dùng bằng cấp cao và những" nghiên cứu" chủ quan, mà binh vực cho ông Thiệu, đổ lổi hoàn toàn cho Hoa Kỳ trong quyển:" khi đồng minh tháo chạ

y".



    Tung hỏa mù, hù dọa, đánh lạc hướng, là" chân tướng" không hề thay đổi của đảng cướp Cộng khỉ và tay sai, từ ở trong nước cũng như tại các nước Âu Mỹ, từ ngày có mặt đám Cộng khỉ tại Việt Nam; cho nên người Việt Nam cần phải" nhìn kỷ" những hỏa mù tung ra để không bị rơi vào quỷ đạo của Việt Cộng, có ngày trở thành nạn nhân, ân hận không kịp đâu, khi hỏa mù lâu tan, gây hoang mang, tạo bất an...từ đám Việt Cộng, Việt gian, áp dụng y chang những thủ đoạn cũ.



    Thời xưa, tại Nhật, các lãnh chúa ( Shogun) có đoàn hùng binh là các hiệp sĩ ( Samurai), luôn có hai thanh kiếm: dài dùng để chiến đấu và ngắn, dùng tự sát. Đã gọi là Samurai, thì phải tuyệt đối trung thành với chủ tướng, coi các chết nhẹ như bông gòn, giữ tròn đạo nghĩa, được coi là chánh đạo. Tuy nhiên, bên cạnh có đám tà đạo, như Ninja, dùng đủ cả các vũ khí: gươm, ám khí..hành tung bí mật, luôn bịt mặt và y phục đen, xuất hiện bất thần lúc tối trời, ở những nơi mà họ muốn. Tuy nhiên, khi bị phát giác, đánh tơi tả, Ninja thường tung hỏa mù, là thứ trái khói đen, để tẩu thoát.



    Việt Cộng là thứ tà đạo, có" nghiệp chuyên" tung hỏa mù, trong số những hỏa mù ấy, đánh ghi nhận là vụ án xét lại của tên" Viện trưởng viện nghiên cứu Marx Lenin" là Hoàng Minh Chính, hắn vốn là kẻ thân Nga, tay sai đắc lực của Sô viết, từ đất" thánh Cộng Sản" quay về, mục đích là lái miền bắc vào vòng tay của Nga. Lúc đó, Hồ Chí Minh rất cần súng đạn, tiếp liệu để tiến hành cuộc xâm chiếm miền Nam sau hiệp định Geneve, dù làm theo lịnh của hai quan thầy, nhưng vì hai" ông cố nội" nghịch nhau do tranh giành ảnh hưởng lãnh đạo trong khối Cộng Sản quốc tế, nên Hồ Chí Minh đành phải đành" đong đưa giữa hai ông" NHỚN" mà nhận chi viện từ hai phía; theo như một số người suy nghĩ khi nhìn thấy thái độ của Hồ trong chính sách hàng hai giữa hai quan thầy" vĩ đại". Thực ra, không phải:" Hồ Chí Minh thương dân mến nước, nên suốt đời không nghĩ đến gia đình" như đảng Cộng khỉ đánh bóng, tuyên truyền ròng rả từ thời hắn còn sống cho đến nay, cũng là" hỏa mù" đấy. Thực ra" con khỉ chúa, cha già của đảng Cộng khỉ" chỉ làm nhiệm vụ của một đầy tớ là" LÒN LÁCH" có trình độ và" nghiệp chuyên" nô tì, để phục vụ cho hai chủ nhân, chớ chẳng phải" ĐONG ĐƯA" giữa hai quan thầy; nhưng hai ông cố nội nầy lại nghịch với nhau, nên làm đầy tới rất khó khăn trong việc" xử lý" để đạt được" mục đích yêu cầu" làm tay sai đa chủ nhân, một tới hai thầy:

" Ai về nhắn với Hồ Chí Khỉ.

Được cả lòng Nga, lẫn bụng Tàu".




    Tuy nhiên, cả hai ông cố nội đều muốn dành độc quyền làm chủ tên đầy tớ Việt Cộng, nên Nga bật đèn xanh cho Hoàng Minh Chính, hợp cùng với thành phần bất mãn, là đám bộ đội gốc" trí, phú, địa hào" bị đày đi vùng thượng du Bắc Việt ( hình thức kinh tế mới ở ngoài Bắc) do cục trưởng Nông Trường, thiếu tướng Đặng Kim Giang cầm đầu. Cuộc đảo chánh bất thành, vì trong thời gian ngắn, sau khi nắm vững bộ máy đảng và nhà nước, khỉ chúa Hồ Chí Minh đã ra tay thanh tẩy" nhanh, mạnh và tận gốc" gần như toàn bộ các phe cánh khác, nên chỉ có người của hắn là nắm vững tất cả cơ cấu bộ đội, công an, các cấp chính quyền từ" hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc".

    Nếu Hoàng Minh Chính thành công, thì hắn cũng phải theo lịnh Liên Sô, đẩy mạnh xâm lăng miền Nam, nên sau nầy, Hoàng Minh Chính trở thành nhà PHẢN TỈNH dỏm, đã ló đuôi khỉ là PHĨNH-TẢN, nhưng được tay sai tung hỏa mù: Hoàng Minh Chính với vụ án xét lại, để đánh lừa và tạo hiểu lầm để cho tên nầy là nhà dân chủ, đã biết" đấu tranh đòi dân chủ" từ thời Hồ Chí Minh còn sống, chứ không phải đợi đến sau nầy. Hỏa mù nầy đã đầu độc nhiều người lười biếng suy luận, ngây thơ chính trị ở hải ngoại sau năm 1975; nhất là được băng đảng Việt Canh-Cách, cùng các tổ chức râu ria, đánh bóng, thổi phồng là nhà dân chủ, đã giác ngộ, từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản từ lâu...nhưng đây chính là" con sâu" phản tỉnh đã lộ qua vụ Tiểu Diên Hồng vào cuối tháng 8 năm 2005, màng" kịch Lói" vô duyên nầy đã tan như làn khói hỏa mùa, đồng thời lòi ra một số mặt chuột, mặt khỉ, gốc vượn, đười ươi.. ở Hoa Kỳ, thứ lì lợm, bịp bợm với lối đấu tranh" dị hợm" là hòa hợp hòa giải với đảng Cộng khỉ theo" định hướng xã hội chủ nghĩa", thật là mai mỉa cho những kẻ tự xưng là ĐẤU TRANH mà lại cấu kết với lũ ĐÁNH TRÂU, mưu đồ ban giao hải ngoại trong vòng trật tự lần nữa, qua cửa ngõ" giao lưu" với Hoàng Minh Chính.





       Biến cố Hồ Chí Minh" tiêu diêu nơi miền Lê-Mác" cũng trở thành đề tài tranh luận, khi cái chết của con khỉ đầu đàn đảng Cộng khỉ được chúng tung ra nhiều hỏa mù, nếu không nhận định, những điều gian trá nầy có khả năng biến con khỉ khô nằm trong thùng LỘNG KIẾN thành huyền thoại, lâu dần biến thành yêu nước, thương dân. Đó là NHỮNG  tờ DI CHÚC của con khỉ chúa nầy, được tung ra nhiều hỏa mù như:

-Hồ Chí Minh là người yêu dân mến nước: với di chúc giả, do đảng tung ra ghi rằng:" Một trong những nguyện vọng cuối cùng của Hồ Chủ Tịch là tất cả các hợp tác xã nông nghiệp nên được miễn thuế trong một năm, sau khi cuộc chiến kết thúc". Đây là điều gian trá, xỏ lá, vì tại sao còn sống, thằng khỉ Hồ nầy không miễn thuế cho hợp tác xã nông nghiệp, mà phải đợi sau khi kết thức cuộc chiến" mới thực hiện?. Lúc đó, khoản năm 1969, ngay cả đảng Cộng khỉ, quan thầy cũng không bao giờ biết đến chừng nào kết thúc cuộc chiến, mà lại nói láo như thế.



-Bác Hồ sợ dân hao tốn, nên đề nghị hỏa táng: đó là hỏa mù, sau nầy được vài cơ quan truyền thông hải ngoại đánh bóng, có nơi còn đăng cả tờ di chúc ( giả) để cho là Hồ Chí Minh yêu dân, nhưng vì các đồng chí khỉ muốn giữ đảng, sợ tranh chấp, nên ướp xác để tạo thành" lá bùa" hóa giải mọi tranh quyền. Nhưng thực ra, Hồ cũng như các vua chúa Ai Cập, nên từ năm 1965, đã chuẩn bị cho" ướp xác" với các hợp đồng tối mật ở Nga, do đại sứ Võ Thúc Đồng, tham vụ thương mại Nguyễn Tu....nên khi Hồ tắt thở vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, lập tức chuyên gia Nga bay sang bằng chuyến bay bí mật, móc ruột gan phèo phổi đem vất đi, đoạn cho vào hóa chất và bay về Nga để thi hành hợp đồng. Việc ướp xác hao tốn rất nhiều, có thể lên đến nhiều trăm triệu Mỹ Kim, ngay cả lãnh tụ đảng Cộng Sản Mông Cổ là Choibasan, là tay sai đắc lực của Nga, còn không thể làm được, cuối cùng phải mang đi chôn; trong khi đó miền bắc nghèo mạt, dân phải" trường kỳ ăn độn" và dùng nhao người để" quá độ" thành chất đạm, thay thịt cá, bồi dưỡng cho dân chúng hầu lấy sức" đánh Mỹ cứu nước"; thế mà đảng Cộng khỉ dám chi ra một số tiền" vĩ đại" để chỉ lo ướp, bảo quản các xác chết của tên khỉ chúa, quả là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam và ngày nay:" từ xác ướp hôm qua, đảng hao tốn gắp ngàn lần qua" khi mà số tiền bảo quản, bảo vệ các lăng Hồ, hàng năm đủ nuôi 6 làng dân nghèo.





-Sau khi xác Hồ được mang đi qua Nga để" xử lý", thì đảng Cộng khỉ tung hỏa mùa: là chuyên viên Liên Sô sang tận Việt Nam để ướp xác, dời địa điểm cách Hà Nội chừng 10 cây số, vì thủ đô không an toàn do thường bị ném bom, điều nầy" phản ánh" trung thực   về" Hà Nội ta đánh Mỹ DỞ" chứ nào phải:" Hà Nôi ta đánh Mỹ GIÕI" của Nguyễn Tuân. Chỉ huy việc phòng thủ, lo cung cấp phương tiện ướp xác là tên thượng tướng Phùng Thế Tài, phó tổng tham mưu quân hại nhân dân. Nhưng ló đuôi khỉ là: chỉ có 10 cây số ngoại thành Hà Nội, mà" quân đội nhân dân anh hùng" phải khuân vác dụng cụ mất tới 2 tuần lễ.

     Trong thời gian qua, Việt Cộng từng tung nhiều hỏa mù, như vụ sát hại nhà ái quốc Huỳnh Thúc Kháng, vì ông biết Hồ Chí Minh là tên gian manh, dâm tặc, quan hệ tình dục với các sơn nữ thuộc dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, trong lúc đang ở trong rừng, do thuộc hạ ép buộc, mang về cho hắn" giải phóng" từ thiếu nữ sang đàn bà, mà không" kinh qua thời kỳ quá độ"; nhân cuộc oanh kích của Tây, Hồ bí mật ra lịnh cho đàn em bắn chết, rồi tung hỏa mù là bị bom chết, đoạn làm lễ truy điệu, cho hai tên tay sai mang xác về tận quê nhà ở xứ Quảng. Vụ trung tướng Nguyễn Bình ( Nguyễn Phương Thảo) bị Hồ triệu về bắc và báo cáo từng hành trình, tung hỏa mù là bị Tây phục kích, nhưng có có tin là trong cuộc giao tranh, một tên Cộng Sản bắn từ sau lưng cho chắn ăn. Tên hầu tướng Nguyễn Chí Thanh, thành phần thân Trung Cộng bị đưa vào Nam để dễ thanh toán, nên trong cuộc oanh kích của không lực Hoa Kỳ, hầm của tên nầy kiên cố, thế mà bị trúng bom chết; nhưng theo nguồn tin cho biết là Nguyễn Chí Thanh bị một tên trong Ban An Ninh Trung Ương bắn và cho chắc ăn, đập bá súng vào đầu cho vở sọ.





     Lợi dụng lúc Khmer Đỏ tấn công, Việt Cộng tàn sát một làng Hòa Hảo ở Ba Chúc, chúng tập trung 3,175 người, gồm đàn ông, phụ nữ, gia, trẻ em...vào trong trường học vào đêm 18 tháng 4 năm 1978, đoạn xả súng bắt chết, xong, đổ thừa cho Miên để vừa trừ khử tín đồ Hòa Hảo và vừa tạo căm thù trong dân chúng trong cuộc chiến biên giới Tây Nam, theo lịnh quan thầy Liên Sô. Sau đó chúng tung hỏa mù bằng cách dựng nhà mồ tập thể, chứa 1159 bộ hài cốt, trong số hơn 3167 nạn nhân bị Việt Cộng tàn sát ( bia xây ngày 21 tháng 3 năm 1991) và nay nhiều người, nhất là thế hệ sau nầy đã bị trúng phải hỏa mù nên cứ tưởng là do Miên gây ra. Tên đại tá quân hại nhân dân Bùi Tín, cũng có" truyền thống" tung hỏa mù, hắn cho cuộc thảm sát tết Mậu Thân 1968 là do cấp dưới làm, chứ đảng và trung ương" không có chính sách"...Đó chỉ là những thí dụ điển hình về thủ đoạn tung hỏa mùa của Việt Cộng.



     Tại hải ngoại, nhất là sau khi Liên Sô cùng toàn khối Cộng đảng Đông Âu sụp đổ, đáng lý ra, thời điểm rất là thuận lợi để cho Việt Nam tiến đến dân chủ, nhất là các nhà dân chủ thuộc đảng Cộng khỉ, mang danh" phản tỉnh" chỉ chống lại đồng bọn đang cầm quyền, chứ không muốn đảng sụp đổ và luôn tôn thờ Hồ Chí Minh, tự hào thời gian đi theo đảng, cướp của, giết người là" làm cách mạng". Cơ hội ngàn năm một thuở, khi vuột khỏi gông cùm Liên Sô đã bị lái sang làm đầy tớ cho chủ cũ Trung Cộng. Từ khi mối" tình hữu nghị, hữu ngợm, như răng với môi" nối lại tình" tôi với chủ" đã" quá độ" tập đoàn đảng Cộng khỉ Việt Nam thành" tập đoàn thái thú Trung Cộng gốc Việt". Do đó, từ những chiếc ghế quyền lực trong bộ chính trị, đảng, nhà nước đều do Trung Cộng đặt để, và những chính sách kinh tế cũng đều phải phù hợp với quyền lợi Trung Cộng, nên Việt Cộng phải vâng lời chủ mà theo sao những lần ký hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ, gia nhập WTO....cũng là điều dể hiểu. Việt Cộng tung hỏa mù, do đám gián điệp, tay sai cho là:" Việt Nam ĐONG ĐƯA" giữa Trung Trung Cộng và Mỹ để hưởng lợi; cũng giống như thời Hồ Chí Minh, tung hỏa mù là" đong đưa giữa Nga và Tàu" vậy. Hỏa mù nầy tung ra nhằm các mục tiêu như:



-Tạo sự hiểu lầm tai hại là: Việt Cộng cũng yêu nước, muốn làm theo lời Hồ:" không có gì quí hơn độc lập tự do", nên muốn tìm mọi cách dựa vào Mỹ để dần dần thoát khỏi bàn tay Trung Cộng. Nhưng thực ra, tập đoàn thái thú Bắc Bộ phủ đã trở thành" đầy tớ trung thành" của Trung Cộng, với lý do là" cùng ý thức hệ", nên đảng Cộng khỉ luôn chủ trương:" tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Marx Lenin", chớ nào từ bỏ nó. Cũng không bao giờ từ bỏ cái gọi là" xã hội chủ nghĩa" dù phải tồn tại bằng tiền, đầu tư của tư bản nhưng lại cho là" phản động". Việt Cộng chỉ làm theo lịnh của chủ Trung Cộng, nên bên ngoài giả vờ vuốt ve Mỹ, để kiếm ăn, đó là cách Trung Cộng" giáo dục" cho Việt Cộng trong việc" ăn bơ thừa sữa cặn" của Mỹ để phục vụ quan thầy, chớ quan thầy cũng không có" chế độ" bồi dưỡng cho đầy tớ.



-Tung hỏa mù để thu hút những người nhẹ dạ, ngây thơ: những thành phần nầy lầm tưởng là Việt Cộng cũng muốn theo Mỹ, chớ nào muốn làm đầy tớ cho Trung Cộng...nên tỏ ra" thông cảm" và đưa đến ủng hộ Việt Cộng khi thấy bên ngoài, Việt Cộng thường cử phái đoàn sang " tham quan" và Mỹ có đáp trả, có cả chiến hạm ghé vài nơi.



-Hỏa mù cũng nhằm làm nản lòng những người có tấm lòng với đất nước, không chấp nhận đảng Cộng khỉ dưới bất cứ hình thức nào. Khi nhìn bề ngoài thấy Việt Cộng và Mỹ có những" quan hệ" gần nhau, so với thời kỳ trước, lại được một số cơ quan truyền thông cò mồi" xanh vỏ đỏ lòng" thổi phồng, nên hiểu lầm là: Mỹ muốn dùng Việt Cộng để ngăn chận Trung Cộng. Đây là hỏa mù, vì chưa ai có bằng chứng như văn kiện, hiệp ước nào....của Hoa Kỳ cam kết nhận Việt Cộng là" đồng minh"; ngay cả vũ khí, Mỹ cũng không bán, viện trợ, nên Việt Cộng đành phải mua của quan thầy cũ Liên Sô (được biết, Việt Cộng là một trong những khách hàng thường mua vũ khí của Nga). Từ đó, có người còn suy luận hay đám gián điệp, tay sai ( nếu dân có bằng cấp thì càng dễ lung lạc, nói có người nghe), với lý luận: Mỹ chưa bật đèn xanh, bây giờ muốn dùng Việt Cộng để làm vật cản ở vùng biển Đông...từ đó, họ tung hỏa mù là: đừng chống Cộng nữa, Mỹ không ưa đâu.....tuy nhiên, dù Hoa Kỳ có bang giao với Việt Cộng, nhưng cũng thường lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền, phản đối hệ thống luật rừng...chớ Mỹ nào ưa những nước độc tài, Cộng Sản bao giờ. Đối với những quốc gia Tây Phương, họ lấy việc buôn bán làm" chính sách" nên không thích những khách hàng cà chớn, gian manh như các nước Cộng Sản, làm cho việc kinh doanh không được bảo đảm, nên dù Hoa Kỳ bang giao với Trung Cộng, Việt Cộng, nhưng cũng dùng một số ngân khoản để hổ trợ cho những người dân nào tại các nước Cộng Sản muốn thay đổi chế độ, để tiến tới dân chủ, hầu dể làm ăn với nhau.

     Việt Cộng chỉ đong đưa với Hoa Kỳ, được thực hiện theo sự chỉ đạo của Trung Cộng để cả hai cùng hưởng lợi, chớ nào Việt Cộng muốn thoát khỏi kiếp" nô tì" cho Trung Cộng, nhất là trong giai đoạn nầy, trên thế giới chỉ còn ÔNG TRUNG QUỐC là" vĩ đại" nhất trong tàn dư Cộng Sản quốc tế. Hoa Kỳ, các nước tự do, không còn lạ gì Việt Cộng nữa, nhưng chỉ có một số người ngây thơ, mau quên, trục lợi mà tạm tin Việt Cộng muốn theo Mỹ để thoát khỏi gọng kiềm Trung Cộng. Nhưng thực tế, không ai phủ nhận: Việt Cộng chỉ là tập đoàn quan thái thú của Bắc Kinh, thay mặt" thiên triều" cai trị dân Việt Nam, thì không bao giờ có chuyện:" không có gì quí hơn độc lập tự do", mà chỉ có đảng Cộng khỉ càng no Đô la, ca Hồ, Lê Mác, là tập đoàn gian ác,  chẳng khác ngoại bang cai trị trong ngàn năm nô lệ giặc Tàu, nhưng bên ngoài giả vờ làm màu:" yêu dân mến nước" để đánh lừa, vải thư nào che mắt thánh, nay Việt Cộng bể mánh./.

Trương Minh Hòa

22.02.2010

Leo thang đàn áp để trèo lên đỉnh toàn trị

Trần Thanh Hiệp & Việt Long





Vụ án cô PhạmThanh Nghiên có thể tạm coi như đã kết thúc môt đợt đàn áp đối lập bất đồng chính kiến mà dư luận ở trong cũng như ngoài nước đồng thanh coi như một đợt leo thang mới của nhà cầm quyền Hà Nội. Nhưng vì sao đã phải leo thang như vậy? Đã cónhiều nhận định khác nhau. Dưới đây là ý kiến của một luật gia đã theo dõi từ rất nhiều năm tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Đó là Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris. BTV Việt Long của Đài ACT thưc hiện cuộc trao đổi đã đưiợc phát đi trong chương trình 6g30 sáng 02-02-201, giờ Việt Nam.



Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh



Việt Long: Toà án Việt Nam phạt cô Phạm Thanh Nghiêm 4 năm tù và 3 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống Nhà nước. Bản án này so với 5 năm tù 3 năm quản chế phạt Luật sư Lê Công Định về tội “âm mưu lật đổ chính quyển” có nặng quá không, thưa Lụật sư?



LS.Trần Thanh Hiệp: Không có tội mà vẫn bị kết án thì làm sao lại cân nhắc nặng hay nhẹ được ? Tất cả những người vận động ôn hoà cho việc dân chủ hoá đất nước mà phải lãnh án tù trước các toà án ở Hà Nội cũng như ở Saigon, ở Hải Phòng, thì dưới cái chế độ xã hội chủ nghĩa ở trong nước đâu còn công lý nữa mà nói chuyện nặng với nhẹ. Pháp luật đã thực sự được dùng để làm công cụ đàn áp một cách trắng trợn trong khi muốn được coi là dân chủ thì pháp luật phải thực hiện công lý.



Việt Long: Trước khi 4 vụ án nói trên được xét xử, Luật sư đã khẳng định rằng tất cả những người bị đưa ra xử đều vô tội. Nhưng rốt cuộc họ đều bị kết tội cả. Vì sao luật sư không tiên đóan là họ sẽ bị kết tội mà khẳng định là họ vô tội?



Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền



LS.Trần Thanh Hiệp: Trong những lần phát thanh trước của quý đài, tôi đã lên tiếng bàn về công lý theo quy phạm pháp lý quốc tế phổ quát về nhân quyền chứ tôi không làm công việc nghiên cứu cách chế tạo và áp dụng pháp luật trong khuôn khổ một chế độ độc tài đảng trị tàn dư của toàn trị thời chiến tranh lạnh. Tuy biết rằng toà án của chế độ này sẽ chẳng đếm xỉa gì đến những quy phạm đó, nhưng tôi vẫn phải nói tiếng nói của công lý để, một mặt, tiếp tay cho việc biện hộ của các luật sư ở trong nước và mặt khác đưa ra các tiêu chuẩn cho dư luận có cơ sở nhận diện điều mà tiếng nói của chế độ gọi là toà án đã “xét xử công minh”.

Với lại đòi hỏi sự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc, chống tham nhũng, đề xuất những cải cách nhằm ôn hoà chuyển hoá độc tài sang dân chủ ai cũng thấy là vô tội thì làm sao lại tiên đoán là sẽ bị kết tội, sẽ phải ở tù trong nhà giam và tại gia được? Nhưng bây giờ một khi án đã tuyên rồi, tôi sẵn sàng nhận định những vụ xét xử đàn áp với những bản án tiền chế bỏ túi vừa được trình diễn một cách vụng về đến mức làm cho chế độ “mất thể diện” như ông Đại sứ Anh ở Hà Nội đã nhận xét.

Và vì thế tôi chỉ muốn đề ra hai kết luận có cơ sở chắc chắn đó là thứ nhất đã có leo thang trong đợt đàn áp vừa kết thúc bằng bản án Phạm Thanh Nghiên và thứ hai leo thang để trèo lên đỉnh toàn trị



Việt Long: Luật sư có cho rằng những kịch bản này đã được viết sẵn để răn đe chẳng những dân chúng mà còn cả phe chủ trương đổi mới trong nội bộ đảng cầm quyền ?



LS.Trần Thanh Hiệp: Từ lâu vẫn có một luồng dư luận theo đó có hai phe một bảo thủ và một đổi mới kình chống nhau trong nội bộ đảng cầm quyền. Chúng ta ở ngoài cuộc làm sao biết chắc được mức độ muốn đổi mới tiến tới dân chủ đã từ bỏ độc tài tới đâu hay là sau cùng thi cũng vẫn cứ duy trì độc tài nhưng chỉ dưới những hình thức mà quốc tế chấp nhận được.

Cho nên tôi muốn dè dặt không đưa ra những phỏng đoán không dựa trên cơ sở chắc chắn. Và vì thế tôi chỉ muốn đề ra hai kết luận có cơ sở chắc chắn đó là thứ nhất đã có leo thang trong đợt đàn áp vừa kết thúc bằng bản án Phạm Thanh Nghiên và thứ hai leo thang để trèo lên đỉnh toàn trị

Một số các nhà dân chủ hiện đang bị cầm tù trong các vụ xét xử mới đây



Việt Long: Nói đến leo thang thì dường như đã rời lĩnh vực tư pháp để nói về khía cạnh chính trị của những bản án vừa qua. Luật sư vui lòngtrình bày cho thấy cuộc leo thang đã diễn ra như thế nào và mục đích tối hậu của leo thang là gì, tại sao phải leo thang? Để thoả mãn lòng tự ái của những người cầm quyền hay để tự vệ trước phong trào đòi dân chủ hay để thị uy, tạo ấn tượng rằng đảng cầm quyền vẫn làm chủ được tình thế, trước áp lực quốc tế cũng như trước phong trào đòi dân chủ cả tự phát lẫn có tổ chức ở trong và ngoài nước?



LS.Trần Thanh Hiệp: Theo tôi cuộc leo thang đàn áp của nhà cầm quyền Hà Nội đã điễn ra về nhiều mặt. Trước hết nhà cầm quyền đã thẳng tay bẻ gãy uy thế tinh thần của giới luật sư, vô hiệu hoá những luật sư có lương tâm nghiệp vụ cao có lý tưởng bảo vệ nhân quyền bằng cách rút giấy phép hành nghề hay thậm chí dùng toà án và nhà tù dập tắt tiếng nói của quyền bào chữa. Đợt xét xử vừa rồi cho thấy các luật sư còn đang được hành nghề đã được thuần dưỡng để trở thành những biện hộ viên người máy có mặt tại phiên xử để xin khoan hồng và trang trí cho phong cảnh pháp quyền giả tạo.

Vì nhất quyết chống lại đa nguyên đa đảng, kịch liệt chối bỏ dân chủ nên vẫn ôm ấp tham vọng muốn làm chủ cả thể xác lẫn linh hồn người dân thì mới toàn trị đươc. Cho nên sớm muộn rồi cũng phải lần theo con đường toàn trị dù biết đã lỗi thời và bất lực.

Ngoài ra họ lại thao tác các tội danh cải tội danh để biến nhẹ thành nặng, gây lại bầu không khí xét xử từ những năm 1990. Sau hết, tìm đủ cách bóp méo việc áp dụng luật tố tụng để cách ly các người bị xét xử vói quốc tế, với thân nhân nhằm khép họ vào trong vòng vây của cô lập

và khiếp sợ.



Việt Long: Những điều luật sư vừa trình bày vẫn là trong phạm vi tư pháp. Về mặt chính trị thì luật sư nói rằng leo thang như vậy để trèo lên đỉnh toàn tri. Có phải ông ngụ ý rằng nước Việt Nam vào thế kỷ 21 này có thể làm được như vào thời Staline, Mao Trạch Đông?



LS.Trần Thanh Hiệp: Làm sống lại thế giới kinh hoàng xã hội chủ nghĩa thời Stalin, Mao thì không thể được vì điều kiện cơ bản để thiết lập loại chế độ ấy đã mất hẳn khi chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã phá sản. Nhưng ý đồ theo đuổi mộng toàn trị thi vẫn còn, nhất là trong đầu óc tuyệt thiểu số những người cộng sản hiện còn cầm quyền ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam.

Vì nhất quyết chống lại đa nguyên đa đảng, kịch liệt chối bỏ dân chủ nên vẫn ôm ấp tham vọng muốn làm chủ cả thể xác lẫn linh hồn người dân thì mới toàn trị đươc. Cho nên sớm muộn rồi cũng phải lần theo con đường toàn trị dù biết đã lỗi thời và bất lực. Ở Việt Nam sau đợt leo thang đàn áp vừa qua, người ta thấy dường như màn tre đang muốn buông xuống nhưng là thứ màn tre đã bị chọc thủng và còn bị tiếp tục chọc thủng để chỉ còn là bức mành tre thưa.



Việt Long: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp và xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do./.

Ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu của Tàu Cộng.

Giới thiệu vài dòng tiểu sử của GS. Vũ Cao Đàm

" .... Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa.

Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch. Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay.

Tôi nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930, khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố.. Đó là châu Dực Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấu ấn của hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng gia đình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối ... "

Vũ cao Đàm

Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá:
Thương lái Trung Quốc (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn "trâu tặc" ra sức chặt móng trâu đem bán,… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để "tiếp thị" bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế!


Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn "hồi tặc" mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là "đồng chí tốt" Việt Nam; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia "láng giềng tốt" Việt Nam.


Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các "đồng chí tốt" từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, "giúp" mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.


Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao "trên trời", đẩy từng đoàn "đồng tặc" lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước "láng giềng tốt" để nước này đốt đèn dầu đi theo họ "hướng tới tương lai". Có nơi, bọn "đồng tặc" lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới "coong" mang bán, thì "các đồng chí tốt" lên mặt đạo đức: "Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!" (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).
Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái "của nợ" này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới "ngã ngửa" ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các "đồng chí Việt Nam" nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người "đồng chí tốt" bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo "trót dại" lặn xuống biển chặt trộm cáp quang.


"Láng giềng tốt" giúp… xây dựng các công trình thủy lợi


Sau 1954, Việt Nam được Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúp đỡ thủy lợi của người "đồng chí tốt", vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung.


Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người "đồng chí tốt" đã làm những trò gì đâu! Các "đồng chí" xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước "láng giềng tốt" bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó.


Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam.


Việt Nam đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung Cộng.


Tôi hỏi Giáo sư TTA: "Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà Cộng sản Trung Hoa giúp Việt Nam không chứa đựng những "yếu tố đểu" tương tự như vậy không?". Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu…


"Tôi khó trả lời anh quá", Giáo sư nói với tôi như vậy.


Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường "gien" Việt Nam

Trên đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi: "Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?", thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu "Shen ma?" (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe "Shen ma?". Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy "Ni shuo shen ma?" (Ông nói cái gì?)… Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh.


Làng sinh viên HACINKO (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn 500 người Trung Quốc đã "trấn" ở đó. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơi đùa leo lên leo xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới hai mươi vạn quân Tàu Tưởng tràn vào Việt Nam năm 1945,… ghẻ lở, bẩn thỉu, ngông nghênh và láo xược.


Sao mà người Trung Quốc thắng thầu lắm thế? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác: Chỉ ở một tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, Trung Quốc chưa làm xong Nhà máy điện HB, hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc "hạt giống đỏ" cho cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu… Tôi có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!).


Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần: Đội quân thứ 5 của Trung Cộng đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở đây chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi: "Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình?".


Và rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa?


Gần đây chắc là Trung Nam Hải đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam trước những hành vi xâm lược của họ, họ đã "kỷ niệm" cho dân Việt Nam mấy pha ngoạn mục: Trước hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử,… và rồi không biết còn những thứ gì nữa.

*

Viết đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các nghệ sỹ ca ngợi,… những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn.


Ngẫu nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những "Cánh hoa mộc miên" với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, cũng có thời đi tu nghiệp "tiến tu Giáo sư" ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi: "Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm rồi. Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam. Bọn địa chất chúng tôi lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa"… Và thế là những cánh hoa mộc miên lại hồn nhiên bay "từ đất Trung Hoa", lan tỏa tình hữu nghị "vạn cổ trường sinh" giữa hai dân tộc.


Ấy thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sỹ của chúng ta ca ngợi "Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó", thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người cộng sản Bắc Kinh lập luận: "Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạt đến đó; Cây mộc miên mọc ở đâu, đất trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên!".


*
Trung Hoa là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy có thể suy luận, mà không sợ sai lầm: Tất cả những sự kiện nêu trong bài viết này đều do các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đưa đường chỉ lối.


Chính những người cộng sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.

Vũ Cao Đàm

Công an đập phá tường rào nhà LS. Cù Huy Hà Vũ

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2010-01-27

Sáng hôm nay, ông Lê Văn Định, chủ tịch phường Điện Biện, Hà Nội dẫn một số lớn công an và dân phòng đến đập phá hàng rào của gia đình luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Ảnh do LS.Vũ cung cấp

Tường rào nhà Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị chính quyền địa phương đập phá

Vụ việc này đặc biệt nghiêm trọng đối với cá nhân LS Vũ vì ông đã nộp đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây ít lâu. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn LS Vũ để biết thêm chi tiết về vụ việc này, trước tiên LS Vũ cho biết:

Ông chủ tịch phường là Lê Văn Định dẫn một đám người cả công an, cả dân phòng hỗn độn có thể nói là hùng hổ đến chỗ nhà tôi số 24 Điện Biên Phủ Hà Nội, tiến hành đập phá cái hàng rào nhà của tôi

Thủ tướng chỉ thị?

LS.Cù Huy Hà Vũ: Sáng nay hơn tám giờ thì chủ tịch cái phường mà tôi đang ở tại Hà Nội, phường Điện Biên. Ông chủ tịch phường là Lê Văn Định dẫn một đám người cả công an, cả dân phòng hỗn độn có thể nói là hùng hổ đến chỗ nhà tôi số 24 Điện Biên Phủ Hà Nội, tiến hành đập phá cái hàng rào nhà của tôi.

Mặc Lâm: Luật sư có biết lý do nào mà họ tiến hành việc đập phá này hay không?

LS.Cù Huy Hà Vũ: Vào năm ngoái, trong vườn nhà tôi bị cơn bão làm ngã đổ hai cây đè sập bức tường rào. Ngay lập tức để bảo vệ tính mạng cũng như tài sản gia đình tôi đã xây lại chỗ bị sập đấy. Chuyện thiên tai làm đổ nhà cửa và người dân phải xây dựng lại hoàn toàn bình thường, thế nhưng đó lại là cái cớ để cho chính quyền kiếm chuyện với tôi vì tôi không vi phạm bất kỳ một quy định nào của nhà nước cả. Đây không phải là một công trình xây dựng thế tại sao đợi đến mãi hôm nay mới tới dập phá?

Mặc Lâm: Thưa không có lý do chính đáng mà chính quyền tiến hành việc đập phá, vậy họ có nói cụ thể ai chỉ đạo làm việc này hay không?

LS.Cù Huy Hà Vũ: Tôi cũng thấy rất là ngạc nhiên, người nhà tôi rất phẩn nộ khi hỏi đám người này thì ra một câu giải đáp thực ra đối với tôi không bất ngờ nhưng lời giải đáp này là một sự khẳng định, một sự thù địch của chính phủ đối với cá nhân tôi. Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường là Nguyễn Trọng Khanh do bị người nhà tôi hỏi riết như thế nên ông ta cho biết việc này ông ta cũng không muốn nhưng do sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hành động tiểu nhân

Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường là Nguyễn Trọng Khanh do bị người nhà tôi hỏi riết như thế nên ông ta cho biết việc này ông ta cũng không muốn nhưng do sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
LS. Cù Huy Hà

-Xin được ngắt lời LS nhưng với thân phận một lãnh đạo đất nước liệu Thủ tướng co thể chỉ đạo làm một việc nhỏ nhặt như vậy hay không?

LS.Cù Huy Hà Vũ: Ông phó chủ tịch phường Điện Biên Nguyễn Trong Khanh nói với người nhà tôi đó là một sự thật. Thế còn tôi thì không sẵn sàng tin nhưng tôi cho rằng chuyện đấy hoan toàn logic bởi vì sau khi tôi kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 11 tháng 6 năm 2009 về cái việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra một quyết định hoàn toàn sai hiến pháp pháp luật cho phép các công ty Trung Quốc khai thác bauxite làm ô nhiễm và hơn nữa kéo theo hoạ mất nước. Cho phép các công ty Trung Quốc kéo hàng đàn người Trung Quốc sang một cách ồ ạt tại Việt Nam. Sự cay cú của Nguyễn Tấn Dũng Luật sư Cù Huy Hà Vũđã được thể hiện rất rõ bằng việc sau khi tôi đã kiện thì không còn cách gì tấn công tôi về mặt pháp luật cũng như chính trị.

Thời gian gần đây đúng là tôi tiếp tục tấn công những chính sách ươn hèn của chính phủ đối với sự lấn lướt của trung Quốc ở biển Đông cũng như chống lại việc vũ trang cho ngư dân. Tôi nói thẳng ra rằng đấy là sự ươn hèn của chính phủ. Hành vi đập tường rào trái pháp luật của ngày hôm nay đã diễn ra tại nhà tôi đã thể hiện thủ tướng rất tiểu nhân, chỉ đạo các cấp thuộc quyền để mà quấy rối tôi.

Tôi thì không sẵn sàng tin nhưng tôi cho rằng chuyện đấy hoan toàn logic bởi vì sau khi tôi kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 11 tháng 6 năm 2009 về cái việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra một quyết định hoàn toàn sai hiến pháp pháp luật cho phép các công ty Trung Quốc khai thác bauxite làm ô nhiễm và hơn nữa kéo theo hoạ mất nước

-Sau khi sự việc xảy ra thì LS đã có những hành động nào để tự bảo vệ cho mình trong tinh thần luật pháp?

LS.Cù Huy Hà Vũ: Ngay sau đó tôi đã lên thẳng trụ sở của Ban chấp hành Trung ương đảng, yêu cầu gặp Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh để xử lý hành vi đập phá nhà tôi một cách trái pháp luật thế này. Lúc ấy họ chuyển tôi qua gặp anh Thành, trợ lý của Tổng Bí Thư thì anh ấy nói đây là công việc của nhà nước chứ không phải của đảng.

Tôi cáu quá tôi bảo thế đảng lãnh đạo là gì? Thì lúc ấy Thành bảo ông Tổng Bí Thư đang ngồi trước mặt và anh sẽ chuyển lời sau. Tôi lại chạy sang tìm Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước và yêu cầu phải tiếp tôi. Tuy nhiên không hẹn trước thì không thể tiếp được nhưng người ta cũng nhận cái đơn của tôi để chủ tịch nước nghiên cứu. Tôi hoàn toàn tin ông Nguyễn Trọng Khanh phó chủ tịch uỷ ban nhân dân phường Điện Biên nói là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo vụ này là đúng.

-Xin cám ơn LS.

Hà Nội công bố 'Ðề Cương Tuyên Truyền': Hoa Kỳ và cộng đồng Việt là 'thù địch'

Trong vài năm qua, về mặt ngoại giao, Hà Nội luôn tìm cách “gần gũi” Hoa Kỳ và lôi kéo cộng đồng Việt Nam bằng nhiều cách, tuy nhiên, bản “Ðề Cương Tuyên Truyền” của Ban Tuyên Giáo Trung Ương được công bố mới đây cho thấy, đảng CSVN vẫn coi Hoa Kỳ và các tổ chức của người Việt ở nước ngoài là “các thế lực thù địch.”

Bản “Ðề Cương Tuyên Truyền” được Ban Tuyên Giáo Trung Ương (trước đây là Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương) ban hành ngày 25 Tháng Sáu, năm 2009, nhưng mãi tới gần đây mới được loan tải rộng rãi trên các cơ quan truyền thông của Việt Nam.

Bản “Ðề Cương Tuyên Truyền,” còn có một tên là “Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí Thư về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động ‘Diễn biến hòa bình’ trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.”

Một trong những bối cảnh ra đời “Ðề Cương Tuyên Truyền” này, như lời Ban Tuyên Giáo Trung Ương, là nhằm “chống lại các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “xâm lăng văn hóa” nhằm xóa bỏ chế độ XHCN và bản sắc văn hóa Việt Nam.”

Ðặc biệt, Ban Tuyên Giáo dùng chữ “chúng” để chỉ “các thế lực thù địch” mà trong đó tập trung vào hai đối trọng là các chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông của người Việt tại hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ.

Về các chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam, chỉ thị này viết, “Việc Mỹ triển khai “Ðội Hòa Bình” (tổ chức chuyên tuyên truyền và kích động lật đổ) và dự kiến thực hiện chương trình nghiên cứu liên quan sự chuyển đổi chính trị, dân chủ ở Việt Nam của Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ (USAID) cho thấy rõ các bước cụ thể của Mỹ nhằm thúc đẩy mầm mống ‘cách mạng màu’ ở Việt Nam.”

Bản chỉ thị coi các chính sách của Hoa Kỳ là tập trung vào “chiến lược con người” để đào tạo một lớp người thân Mỹ và phương Tây.

“Mỹ đã bộc lộ rõ ý đồ lợi dụng hợp tác giáo dục, đào tạo để chuyển hóa Việt Nam. Ðến nay chỉ riêng Mỹ đã có 15 chương trình, dự án lớn có liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo đang triển khai ở Việt Nam. Ngân sách của chính phủ Mỹ dành cho các chương trình Fulbringt Việt Nam tăng lên 4 triệu USD/ năm, còn ‘Quỹ Giáo Dục Việt Nam’ mỗi năm dành 5 triệu USD cấp cho 100 sinh viên Việt Nam học tại Mỹ, Ðại Sứ Quán Mỹ ráo riết triển khai dự án ‘Góc Hoa Kỳ’ nhằm quảng bá với lớp trẻ hình ảnh nước Mỹ, lối sống Mỹ. Các cơ quan hoạch định chiến lược của Mỹ đưa ra bản ‘lộ trình 4 bước’, trong đó bước 4 có nội dung các trường đại học Mỹ được khuyến khích mở các cơ sở tại Việt Nam.” Bản chỉ thị viết.

Còn các tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ hóa Việt Nam của người Việt ở hải ngoại được bản chỉ thị “kết tội” rằng “tiếp tục tiến công xuyên tạc, phủ định, xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với một thang bậc và luận điệu mới, như: quy kết chủ nghĩa Mác-Lênin sai lầm từ gốc rễ: mở chiến dịch bịa đặt, dựng phim “Sự thật về Hồ Chí Minh” với ý đồ “ tẩy trừ huyền thoại HCM“và phát động “Phong trào quốc dân đòi trả tên cho Sài Gòn”. Gần đây một số tác phẩm nhằm hạ bệ “Chủ tịch HCM,” như: “HCM bình khảo” của Hồ Tuấn Hùng (Ðài Loan), “Ðỉnh cao chói lọi” của Dương Thu Hương (xuất bản tại Pháp)...

Theo bản chỉ thị thì có hàng trăm cơ quan truyền thông báo chí của người Việt tại hải ngoại được liệt vào danh sách “các thế lực thù địch.”

Chỉ thị này nêu rõ, “Theo báo cáo của Bộ Công An, hiện có 413 tổ chức phản động; 62 đài phát thanh và truyền hình, 390 báo và tạp chí phản động và 88 nhà xuất bản ở hải ngoại chống phá ta. Từ sau Ðại Hội X, ta phát hiện thêm 2 đài (Ðài tiếng nói thanh niên và Ðài Hồn Việt), 5 tổ chức phản động mới và 20 chiến dịch tuyên truyền phá hoại tư tưởng đối với Việt Nam. Cơ quan an ninh đã ngăn chặn 4,879 tài liệu chiến tranh tâm lí và 44,030 thư ân xá quốc tế.”

Một nhận định từ Sài Gòn nói về “ Ðề Cương Tuyên Truyền” như sau: “Bản đề cương cho thấy chưa bao giờ những kẻ cầm quyền ở Việt Nam lo sợ mất sự độc quyền lãnh đạo như hiện nay, họ thực sự lo sợ một cơn sóng ngầm đang hình thành trong chính xã hội này mà một khi nó đủ sức sẽ cuốn phăng cái nhà nước độc tài ‘của đảng, do đảng và vì đảng!’”

(K.N.)

Bọn Trung Quốc Đánh Dân Ta trên Đất Việt